Graham: Người có thể sống sót sau tai nạn giao thông

Sở hữu một cơ thể khác thường, thậm chí kì dị nhưng người đàn ông này lại được xem như mô hình “lý tưởng” về người có thể sống sót sau tai nạn giao thông.

Graham
 
Thực tế, đây không phải người thật mà là một tác phẩm nằm trong chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông Towards Zero của bang Victoria, Australia. Với tên gọi Graham, mô hình do David Logan, một chuyên gia về điều tra tai nạn của đại học Monash và một bác sĩ khoa phẫu thuật chỉnh hình của bệnh viện Melbourne cùng nghệ sĩ điêu khắc Patricia Piccinini thực hiện. Theo bác sĩ Kenfield, ngay cả người khỏe mạnh nhất thế giới cũng khó tránh khỏi những tổn thương trong các vụ tai nạn xe cộ. Do đó, sự xuất hiện của Graham nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, giảm thiểu những hậu quả không đáng có.
 
Ở phần đầu, bộ não của Graham cũng tương tự bộ não của chúng ta nhưng có hộp sọ lớn hơn, chứa nhiều dây chằng và dịch đóng vai trò bảo vệ tối đa khi xảy ra tai nạn. Hộp sọ giống như một chiếc mũ bảo hiểm, tăng cường khả năng hấp thu xung lực.
 
 
 
Trong khi đó, khuôn mặt là sự kết hợp độc đáo giữa cơ, xương và sụn. Trong trường hợp tai nạn, mặt tài xế thường bị thương do đập mạnh vào vô lăng, kính chắn gió hay bảng điều khiển ô tô. Tuy nhiên, với thiết kế mặt dẹt hơn, mũi tẹt cùng nhiều mô mỡ quanh xương gò má, Graham sẽ được bảo vệ tốt hơn.
 
Chỉ cần nhìn thoáng qua, người xem sẽ bị gây ấn tượng bởi người đàn ông “rụt cổ”. Nguyên nhân là do khi phương tiện dừng lại đột ngột, theo quán tính, cơ thể chúng ta vẫn lao về phía trước, trong đó có phần đầu. Ở một người bình thường, xương cổ khó có đủ sức để giữ đầu khỏi lao về trước, thậm chí, tủy sống ở cổ có thể đứt gãy gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Do đó, các nhà thiết kế đã bỏ hẳn phần cổ ở Graham, đồng thời mở rộng xương sườn về phía hộp số như một loại khung bảo vệ tối ưu.
 
Khi xảy ra sự cố, dù không quá nguy hiểm nhưng da sẽ là bộ phần đầu tiên bị tổn thương. Tuy nhiên, Graham mang lớp da dày và cứng hơn người thường, khó bị trầy xước.
 
Để bảo vệ các cơ quan bên trong, xương sườn cũng rắn chắc hơn. Chúng có nhiệm vụ như một bộ khung bảo vệ khi gặp tai nạn. Đặc biệt, sự xuất hiện của các túi nang đặt giữa xương sườn như túi khí đệm, tăng cường hiệu quả hấp thụ lực tác động.
 
Phía dưới, đầu gối Graham khá linh hoạt khi có thể xoay theo nhiều hướng, khớp được bổ sung các dây chằng. Khi chúng ta bị đâm xe, tùy vào lực tác động mà đầu gối có thể bị tổn thương ở những mức độ khác nhau. Đầu gối chỉ cong theo một hướng là lý do khiến bộ phận này dễ bị gãy vỡ.
 
Bằng cách tạo này, nhóm nghệ sỹ và cán bộ giao thông công chính nước Úc đang nỗ lực truyền tải thông điệp về trách nhiệm của người "cầm lái nhân văn văn" thay vì biên thành một con quái vật chỉ để sinh tồn sau các vụ tai nạn có thể cướp đi sinh mạng của chính họ và đồng loại.