Apple có thể làm iCar như thế nào?

 Với những kẻ ngoại đạo như Apple hay Sony, tự thiết kế một chiếc ôtô cho mình  chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Giờ đây, họ có thể được  cung cấp tất cả các bộ phận truyền động hay khung gầm thành một gói hoàn chỉnh – điều đó có thể làm thay đổi cấu trúc quyền lực trong ngành ôtô hiện nay.

 »Rolling Chassis« của nhà cung cấp  Bosch và Benteler. Trong tương lai một chiếc ôtô điện của Pininfarina sẽ được chế tạo trên nền tảng kỹ thuật này
 
Apple Macintosh điều khiển bằng chuột đã thay đổi thế giới computer năm 1984; còn iPhone của Apple đã làm một cuộc cách mạng đối với lĩnh vực  Mobiltelefon năm 2007. Liệu đến năm  2024 Apple có tấn công vào thế giới ôtô?
 
Với cái tên dự án “Titan” từ nhiều năm nay, tập đoàn điện tử ở California đang nghiên cứu một chiếc ôtô điện chạy tự động. Theo một thông tin chưa được xác nhận thì chỉ ba năm nữa chiếc xe này có thể được vận hành.
Gần đây nhất rộ lên tin đồn,  Apple sẽ không tự mình phát triển một iCar riêng của mình, mà sẽ dựa vào một nền tảng kỹ thuật đã có sẵn. Có nghĩa là nền tảng của chiếc xe  Apple như khung gầm,  bộ phận truyền động điện,  pin nhiên liệu sẽ được mua từ bên ngoài. Tập đoàn công nghệ sẽ chỉ tập trung toàn bộ vào năng lực cốt lõi của mình: kết nối hệ thống điện tử.
Bosch Foto:
Hiện chưa rõ điều này sẽ được thực hiện với đối tác nào. Tin đồn về sự hợp tác giữa Apple với tập đoàn ôtô Hyundai-Kia đã bị nhà sản xuất này bác bỏ. Cả Nissan gần đây cũng thấy cần thiết phải phủ nhận thông tin về việc đã có các cuộc trao đổi với Apple.
Tuy nhiên, trên lý thuyết Apple có nhiều lựa chọn khác. Ngày nay với dân ngọai đạo thì không chỉ có các nhà sản xuất ôtô con thực thụ mới có thể là đối tác. Một loạt doanh nghiệp cung cấp sẵn sàng bắt tay hợp tác. Vấn đề ở đây là hợp tác liên quan đến ôtô điện, điều này tương đối đơn giản, khác với đối tượng là ôtô chạy động cơ đốt trong.
Các doanh nghiệp cung cấp giờ đây có thể giao toàn bộ bộ lắp ráp theo mô đun dành cho ôtô điện.SStefan Reindl giám đốc Viện Kinh tế ô tô (IFA) ở Geislingen cho rằng điều này có thể phù hợp với các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực ôtô : “Người ta có thể sử dụng những nền tảng như vậy để tối ưu hóa mọi chi phí và nhanh chóng đưa được sản phẩm của mình ra thị trường”.
Một nhà “chế tạo ôtô” chỉ cần thiết kế “bộ khung”
Thực tế có những bản thiết kế như vậy. Đơn cử như xưởng thiết kế Pininfarina của Ý hiện đã hoạt động như một nhà chế tạo ôtô. Trước đây nhiều chục năm, xưởng này được biết đến là một địa chỉ chuyên trang trí cho xe thể thao Ferrari. Mẫu xe đầu tiên của riêng mình, siêu xe thể thao Battista với công suất động cơ 1900 mã lực, tiếp theo là những chiếc xe điện ít ngầu hơn. Pininfarina mua bí quyết kỹ thuật dưới dạng một gói hoàn chỉnh từ các nhà cung cấp Bosch và Benteler của Đức.
Hai doanh nghiệp này cùng nhau phát triển một “Rolling Chassis”, một nền tảng mô đun cho ôtô điện, kết hợp tất cả các thành phần của hai nhà cung cấp có liên quan đến việc lái xe. Theo Bosch, di động điện tử đang làm tăng nhu cầu về các giải pháp tích hợp như vậy.
Benteler đã phát triển hệ thống lưu trữ pin có thể mở rộng và khung xe, trong khi Bosch cung cấp các phụ kiện điện tử phù hợp - từ bộ điều khiển đến động cơ điện và hệ thống phanh. Vì vậy, nếu bạn muốn sản xuất một chiếc ôtô điện, bạn có thể làm điều đó với một khuôn khổ đã hoàn thiện. Tất cả những gì cần làm là “bộ khung”, bao gồm các phụ kiện nội thất và phần thân.
Bosch và Benteler không phải là những nhà cung cấp duy nhất biết đến cơ hội này. Nền tảng điện của tập đoàn Áo-Canada Magna Steyr cũng đã được nhắc đến. Hãng đối tác thực hiện các hợp đồng, từng chế tạo  Mercedes lớp-G cũng như một số mẫu của BMW và Jaguar trong quá khứ cũng từng là đối tác của Apple.
Trong khi đó, quan hệ giữa Áo với tập đoàn điện tử Sony của Nhật Bản đã được xác nhận. Chiếc ôtô điện này được trình diện năm ngoái với công nghệ  -Magna-Steyr đã chạy thử xuyên nước Áo.
Các nhà cung cấp tung ra các thương hiệu xe mới
Gần đây  doanh nghiệp khởi nghiệp Fisker của Mỹ cho hay, đã chế tạo một loại ôtô điện trên cơ sở nền tảng của Magna-Steyr. Điều này gây ngạc nhiên. Vì nghiên cứu đối với chiếc xe của Fisker đã dựa trên kiểu thiết kế theo mô đun điện tử MEB của Volkswagen. Tuy nhiên, sự hợp tác này đổ bể, do đó model- SUV Fisker Ocean trong năm tới sẽ không có công nghệ của  VW.
Việc mua lại các nền tảng công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc ngành công nghiệp ôtô – và mở ra những mô hình kinh doanh mới. Đặc trưng của phân khu ngân sách thấp là lợi nhuận ít ỏi, giám đốc IFA Reindl cho hay:“Trong lĩnh vực này, lợi thế quy mô cần thiết có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một nền tảng như vậy bởi một số nhà sản xuất.” Nói tóm lại: Nếu một số nhà sản xuất nhỏ mua cùng một khung kỹ thuật từ một nhà cung cấp, thì điều đó sẽ có lợi cho tất cả các bên.
Điều ngược lại, nghĩa là, sự phô trương mạnh mẽ, cũng có thể xảy ra với chiến lược nền tảng. Ví dụ, một mẫu SUV có dung lượng pin 100 kWh và công suất lên tới 300 kW (tương đương 408 mã lực) có thể được chế tạo trên “Rolling Chassis” của Bosch và Benteler.
Vậy ai làm ôtô của  Apple?
Sự đa dạng của các lựa chọn thu hút nhiều doanh nghiệp. Trong đó có nhà cung cấp Schaeffler ở Herzogenaurach, doanh nghiệp này cũng phát triển một nền tảng riêng. Continental đến từ Hanover  để công ty con Vitesco của mình  sản xuất hệ dẫn động trục tích hợp kết hợp động cơ điện, điện tử công suất và hệ truyền động. Bộ phận này đã được lắp đặt trên xe điện Peugeot e-208 và Opel Corsa-e từ năm 2019. Công ty khởi nghiệp Sono Motors ở Munich cũng dựa vào công nghệ Vitesco. 
Nhiều doanh nghiệp mới cũng tranh nhau xuất hiện trên thị trường. Start-up Canoo ở California ra đời năm 2018 đã phát triển một loại nền tảng cực kỳ phẳng, trên nền tảng này Canoo dự định lắp đặt ôtô du lịch cỡ nhỏ của bản thân cũng như xe vận tải nhỏ có công suất lên đến 368 kW và tầm hoạt động có khả năng trên 480 km. Model đầu tiên trên nền tảng này là xe bus mini, dự kiến sẽ xuất hiện vào năm  2023.
Ulrich Kranz, người đứng đầu Canoo và trước đây từng đứng đầu BMW, cho biết: “Bằng cách đồng nhất giữ các bộ phận phức tạp và đắt giá nhất của tất cả các mẫu xe của mình, chúng tôi có thể nhanh chóng đưa đồng loạt các loại xe điện ra thị trường với chi phí ít tốn kém nhất.
Giờ đây Foxconn cũng muốn nhập cuộc
Truyền thông Mỹ năm ngoái đưa tin Apple có ý sáp nhập Canoo. Điều thú vị là: Công ty khởi nghiệp này đã trở thành đối tác chính thức của Hyundai từ năm 2020 – tập đoàn  mà có lời đồn đại muốn làm ăn với  Apple. Chuyện này còn chưa hoàn toàn yên, cũng bởi vì Canoo. Mọi thứ đều rất trùng hợp: Hyundai và Canoo đã thông báo sẽ cùng phát triển một nền tảng điện.
Trong lĩnh vực sản xuất ôtô cũng có thể  Apple sẽ bắt tay với một người quen cũ: doanh nghiệp Foxconn của Đài Loan. Trong số các sản phẩm của nhà khổng lồ về công nghiệp điện tử này có  iPhone. Từ tháng 10/2020 lần đầu tiên Foxconn đã xuất hiện trên thương trường với tư cách là nhà cung cấp trong lĩnh vực ôtô và đã giới thiệu một nền tảng ôtô điện.
Theo nguồn tin của Foxconn thì tập đoàn này quyết tâm đến năm  2027 cứ 10 ôtô điện trên thế giới sẽ có một ôtô điện trang bị bằng các cấu thành của Foxconn. Liệu trong số xe đó có model của Apple hay không? Về các câu hỏi loại này người Mỹ còn nợ tạp chí  SPIEGEL câu trả lời.
Tuy nhiên một điều có thể khẳng định là, chưa bao giờ những kẻ ngoại đạo tựa như  Apple lại có thể làm ra ôtô của mình đơn giản như nhiện nay.