Màu sắc xe thế kỷ 21 đang quá buồn tẻ?
Cùng với sự phát triển của công nghệ, màu sắc của những chiếc điện thoại tích hợp với xe hơi đang khiến 3 màu trắng, xám bạc và đen trở thành xu hướng. Những màu này tỏ ra có sức sống dài hơi từ năm 2012, khi Forbes công bố danh sách bảng màu được ưu chuộng nhất cho xe hơi. Đứng đầu danh sách này là màu trắng, tiếp theo lần lượt là màu đen, xám và bạc. Nhìn qua một lượt bảng màu phổ biến, chúng ta thấy thiếu vắng những mảng màu đột phá như của chiếc Vanalli Shake – 1968 Chevrolet Chevelle, chiếc Tahitian Pearl màu ngọc trai đen của Lincoln hay chiếc Torched Penny màu đồng.
Henry Ford đã từng viết trong cuốn tự truyện của ông: “Ai cũng có thể chọn màu sơn cho chiếc xe của mình, miễn là màu đen.”. Câu nói là chiêu PR cho những chiếc Model T màu đen truyền thống của Ford hay chính là sự phản ánh một thế giới ô tô đang thiếu đi những màu sắc phá cách, hệ quả của bức màn kinh tế u tối đang bao trùm hiện nay?
Dường như, độ phổ biến của một chiếc xe không đồng nghĩa với việc chiếc xe ấy có giá trị cao hay không. Một chiếc xe màu vàng, thậm chí còn có giá hơn khi được bán lại.
|
Trong suốt nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc khủng hoảng, bạo loạn rồi biểu tình như hiện nay, việc mua một chiếc xe hơi cũng như một bước đi quan trọng. Người ta sẽ không hào phóng bỏ ra một khoản tiền lớn để sở hữu cho mình một chiếc xe màu vàng hào nhoáng. Có lẽ tâm lý dè dặt ảnh hưởng rất nhiều tới màu sắc chọn mua và người mua dĩ nhiên sẽ chọn cho mình một giải pháp “an toàn hơn”.
“Kỷ nguyên màu đen” – Một giải pháp tiết kiệm trong quá trình sơn xe
Quay trở lại câu nói của Henry Ford “… tất cả các màu, miễn là màu đen”, phải chăng khi ấy, người ta chỉ muốn chìm trong trạng thái chán chường thay vì muốn khoác lên mình những sắc màu vui tươi?
Gundula Tutt là một nhà nghiên cứu lịch sử các loại xe hơi tại Vörstetten, Đức đã lý giải về “kỷ nguyên đen” của màu xe trong một luận thuyết của bà có tên “History, develodment, materials and application ò automobile coatings in the first half of the 20th century”. Trở lại những năm 1900, những chiếc ô tô chủ yếu được cơ giới hóa thành những xe chở hàng và do đó, các hình thức sơn được bắt nguồn từ các phương thức sơn bằng dầu sử dụng cho việc sơn các xe ngựa truyền thống. Tuy nhiên, việc sơn bằng dầu không phải là cách làm đơn giản; ngược lại nó vô cùng phức tạp và tốn kém. Màu sơn rất đắt đỏ, các thợ sơn phải mất hàng tuần để cho chúng có thể khô lại. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, chúng bắt đầu phai hoặc chuyển sang màu vàng. Lúc đó, chiếc xe lại cần phải được sơn lại và như vậy, sẽ cần rất nhiều tiền để giữ cho một chiếc xe luôn ở trạng thái mới.
Chính điều này đã thúc đẩy Henry Ford phát triển loại sơn đen nhựa đường hòa tan trong dầu lanh, chì và chất làm khô gốc sắc cho những chiếc ô tô. Màu đen giữ được trong thời gian lâu hơn và không mất nhiều thời gian để “ngót nước” khi sơn xe và quá trình lắp đặt đã nằm trong dây chuyền đồng bộ.
Trong luận thuyết của mình bà Tutt có viết: “Điều này đã đánh dấu một bước đi quan trọng cho nền công nghiệp sản xuất quy mô lớn của Model T và những chiếc xe giá thành thấp khác vì nó đã đồng bộ việc sơn xe vào dây chuyền sản xuất.”.
Nói cách khác, nếu không có sự phát minh này, nhiều người thời bấy giờ sẽ không có khả năng sở hữu một chiếc xe vì riêng việc sơn lại cho chúng đã tốn rất nhiều tiền. Và họ sẽ chọn đi xe đạp thay vì có một chiếc ô tô.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất – “Hòa bình là sơn xe”
Chiến tranh thế giới thứ nhất khép lại cũng là lúc những hãng xe bắt đầu lại chiến dịch sản xuất những chiếc xe phục vụ cho người dân thay vì những mẫu xe tăng hay xe phục vụ quân đội trong thời chiến.
Năm 1918, dầu cây tùng có xuất xứ Trung Quốc được vận dụng vào quá trình sơn. Nó được sơn hoặc phun trực tiếp lên xe và tiết kiệm thời gian làm khô (chỉ bằng 1/3 thời gian làm khô nếu sử dụng hình thức sơn bằng dầu của những năm 1900). Cùng với đó, các lò sấy khô cũng cắt giảm thời gian làm khô sơn và chúng nhanh chóng được đưa vào dây chuyền sản xuất.
Năm 1920, thế giới thấy một bước đột phá trong phong cách màu sơn. Hai, ba, thậm chí có tới bốn loại màu cùng được sơn trên một chiếc xe. Điều này gợi liên tưởng tới màu sắc của những con công và bướm sặc sỡ trong các mẫu xe của Lincoln.
Bảng màu xe thương mại của Lincoln năm 1927 và 1928. Vào thời điếm đó, đây được coi là một bảng màu cho xe vô cùng “rực rỡ”.
Cũng nhanh không kém, hãng General Motor ngay sau đó đã hợp tác với một công ty sản xuất hóa chất Dupont tạo ra hợp chất pyroxylin có thể trộn với nhiều màu để có được những chiếc “áo choàng” mới cho ô tô. Chúng rực rỡ như cầu vồng, bền màu hơn và thậm chí thời gian sấy khô chỉ trong vòng vài phút thay vì vài giờ như các hãng khác.
Năm 1923, bảng màu Duco được ra mắt tại cuộc triển lãm ô tô New York về các mẫu xe hơi của công ty Oakland Motor Car, GM. Nó được biết đến với cái tên “True Blue Oakland Sixes”.
Sự hợp tác của GM và Dupont đã cho ra đời hợp chất pyroxylin có thể trộn với nhiều màu để tạo ra những chiếc “áo choàng” mới cho ô tô. Xe ô tô thời bấy giờ không đơn thuần chỉ được sơn một màu. Ngược lại, chúng được “khoác lên mình” 2,3 thậm chí là 4 màu sơn cùng một lúc.
Afred P.Sloan, giám đốc GM khi ấy tin rằng những người mua những chiếc xe giá thành thấp sẽ mong muốn có nhiều màu xe để chọn lựa, và đặc biệt là chúng giữ màu được lâu.
Với lập trường về những gì mình đã xây dựng bấy lâu, Henry Ford từ chối thay đổi màu sắc cho những chiếc ô tô màu đen truyền thống của mình. Vì theo ông, những chiếc Model T nếu khoác trên mình bộ cánh mới sẽ làm mất giá trị vốn có của nó.
Thời đại của cầu vồng phá cách
Những năm “Đại khủng hoảng” – Thế giới đã chứng kiến sự ra đời của bảng màu vảy cá
Mặc dù những năm 1929 – 1930, thế giới trải qua cuộc đại khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử của giới tư bản nhưng cũng chính trong những năm này, màu sơn ánh kim lấp lánh như vẩy cá tươi. Dĩ nhiên, loại sơn này chỉ được dùng cho những chiếc xe cực kỳ xa xỉ. Để tạo ra một kilogram sơn này, người ta phải sử dụng 40.000 con cá chích làm nguyên liệu. Màu sơn nổi bật ánh ngọc trai và phô lên mọi đường nét trên những chiếc ô tô thời kỳ đó.
Tuy nhiên, bảng màu này quá xa rời thực tiễn. Các công ty sản xuất sơn của Mỹ thời bấy giờ sử dụng nhôm để tạo nên màu ánh kim, thứ rẻ hơn rất nhiều so với vảy cá. Tuy nhiên, họ vẫn tôn trọng xuất xứ của loại sơn này nên vẫn gọi chúng bằng cái tên như như màu “Xanh Bạc Cá” (Fish Silver Blue).
Những năm 1930 và 1940 chứng kiến sự đi lên của crôm và những chiếc ô tô đơn màu. Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ 2, những phát minh mới như loại sơn chống lại ánh nắng mặt trời dành cho kim loại để giúp chúng luôn sáng bóng và không bị phai thành màu vàng. Những lớp sơn này giúp bảo vệ các màu sơn sáng khỏi bị phai và kéo dài tuổi thọ màu sơn trên xe ô tô.
Khi “sơn xe” là yêu nước
Chiếc xe Furthur hippie huyền thoại
Năm 1964, nhà văn Ken Kesey cùng nhóm Merry Pranksters đã chu du khắp nước Mỹ trên chiếc xe buýt Furthur, một chiếc “hippie bus” đúng nghĩa với những mảng màu rực rỡ, hoang dại. Đó chính là thời điểm màu xe và văn hóa gặp nhau và gắn kết lại với nhau.
Đầu những năm 1970, cuộc khủng hoảng khí ga khiến người Mỹ bắt đầu có những suy nghĩ mang tính sinh học khi họ bắt đầu chú ý tới những tông màu đất, chẳng hạn như màu nâu.
Vào năm 1976, một năm tràn ngập những ngày kỷ niệm của người dân Mỹ, năm ghi dấu lễ kỷ niệm 200 năm ngày Mỹ đọc bản Tuyên ngôn độc lập và cũng chính năm này, hầu như tất cả những chiếc ô tô trên đất Mỹ đều được sơn ba màu đặc trưng: đỏ, trắng và xanh dương.
Thế kỷ 21 – màu sắc sẽ mãi “buồn tẻ”?
Quay trở lại với bảng màu xe yêu thích được Forbes công bố, chúng ta có rất nhiều cách để lý giải cho việc những gam màu “buồn tẻ” đang chiếm ưu thế hơn.
Thứ nhất, chúng ta vẫn không thể phản biện lại việc chính bức màn kinh tế ảm đạm đã ảnh hưởng một phần tới tâm lý của người tiêu dùng khi chọn màu sắc cho chiếc “xế yêu” của mình.
Thứ hai, những gam màu trắng, xám hay trung tính cũng có cái lý của nó khi trở thành những màu được yêu chuộng nhất. Nếu một cô gái có một chiếc iPhone màu trắng, cô ấy chắc chắn sẽ muốn chiếc ô tô của mình cũng màu trắng, hoặc sở hữu một chiếc HTC One xám bạc thì chiếc xe yêu quý đương nhiên cũng nên có màu như vậy. Barb Whalen, giám đốc thiết kế của Ford Motor đã giải thích điều này bằng lời cảm ơn tới Apple. Mọi người đều nghĩ Trắng là một màu buồn tẻ và nó sẽ chẳng bao giờ thay đổi; chính Apple đã làm cho suy nghĩ này trở thành xu hướng. Và dĩ nhiên bộ ba “trắng, xám bạc và đen” sẽ vẫn được những nhà sản xuất xe ưa chuộng vì “tại sao phải làm đảo lộn những điều đang tốt đẹp?”. Các nhà sản xuất sẽ chẳng dại gì mà mạo hiểm sản xuất ra hàng loạt những chiếc xe màu sắc khác lạ để rồi lỗ dài vì ế ẩm.
Cuối cùng, việc phá cách đôi khi không phù hợp với tất cả. Có những màu sắc chỉ thực sự phù hợp với một loại xe. Màu xanh envy sẽ là bộ đôi tuyệt vời với chiếc Mustang nhưng nếu chiếc F150 khoác màu xanh đó lên mình trông chẳng khác gì một bức tranh biếm họa.
Liệu chúng ta có đủ tự tin về một bảng màu rực rỡ hơn sẽ khuấy động thế giới xe trong tương lai. Điều này sẽ phụ thuộc vào cách con người đối mặt trước thách thức của công nghệ trong các giải pháp bảo lưu cá tính trước làn sóng văn hóa internet toàn cầu. Những màu đơn sắc có thể sẽ tạo nên một xã hội ngăn nắp và sắc cầu vồng đột nhiên trở thành một sự phá cách không cưỡng nổi. Khi đó, màu xe có thể chuyển sang một nấc mới trong chu kỳ xoắn ốc khi chiếc xe tương lai có thể đổi màu như tắc kẻ, chẳng hạn !