Hệ thống giao thông thông minh của Nhật giúp “Thung lũng Silicon”Ấn Độ giảm ùn tắc
“Thung lũng Silicon” là một trong những trung tâm CNTT hàng đầu của Ấn Độ, nhưng chính quyền thành phố Bangalore lại nhờ đến Nhật Bản hơn là tín nhiệm các công ty trong nước để tìm kiếm giải pháp đột phá cho vấn đề tắc nghẽn giao thông khét tiếng tại đây.
Theo Ravindra Brahmajosyula, phó giáo sư tại Viện Kỹ thuật Cơ khí Jodhpurcủa Ấn Độ thì: Bangalore- thủ phủ của bang Karnataka thường được gọi là "Thung lũng Silicon của Ấn Độ", vì đây là đại bản doanh của một số công ty phần mềm hàng đầu thế giới. Nhưng, trước đó, vào giữa thế kỷ XX, Bangalore được biết đến như "thành phố vườn", nơi mọi người sẽ đến nghỉ dưỡng để tận hưởng không khí trong lành từ hệ thống cây xanh rộng lớn.
Trong ba thập kỷ qua, sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ đã thay đổi hình ảnh của thành phố và dẫn đến sự gia tăng dân số tại thành phố này kèm theo đó là tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.
Theo Akira Fujiwara thuộc bộ phận quản lý dự án viện trợ tài trợ tại JICA: Trong ba thập kỷ qua, sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ đã thay đổi hình ảnh của thành phố và dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh chóng. ITS sẽ giải quyết các vấn đề tắc nghẽn do ảnh hưởng của sự tăng trưởng này. Trên thực tế, các phương tiện tại Bangalore có tốc độ trung bình 13 km/h trong giờ cao điểm sáng đã gây ra những cản trở cho nền kinh tế địa phương. Để so sánh, ở Los Angeles - thành phố đông đúc nhất của 1.360 địa điểm khảo sát năm ngoái của công ty phân tích giao thông Inrix - tốc độ giao thông trung bình là 10 dặm (16 km) mỗi giờ.
Theo chính quyền địa phương, nếu thiết kế theo hệ thống giao thông thông minh mới (ITS) của Nhật Bản, khối lượng kẹt xe tại các nút giao thông chính của Ấn Độ có thể giảm tới 30% trong vòng 3 năm.
Các máy ảnh và cảm biến sẽ được đặt trên khắp trục đường chính của thành phố và các thiết bị GPS được cài trên xe buýt công cộng cho phép người tham gia giao thông theo dõi các mức tắc nghẽn. Dữ liệu đó sẽ được đưa vào trung tâm kiểm soát giao thông, sau đó sẽ có nhiệm vụ di chuyển phương tiện ra khỏi các điểm nóng.
Dự án hệ thống giao thông thông minh có giá trị 11,3 triệu USD do Nhật Bản tài trợ. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp viện trợ cho các nước đang phát triển, làm việc với các nhà lãnh đạo của Bangalore trong dự án.
Việc cài đặt hệ thống sẽ bắt đầu vào tháng 3 năm 2019 và ITS sẽ được sử dụng tại thành phố từ giữa năm 2020.ITS sẽ thấy 72 cảm biến được cài đặt trên 12 điểm kẹt xe giao thông trong thành phố. Máy dò sẽ sử dụng sóng siêu âm để chụp thông tin sau mỗi 60 giây, chẳng hạn như chiều dài của dòng xe ô tô.
Các thiết bị GPS được cài đặt trên 6.700 xe buýt sẽ thu thập thông tin về tốc độ di chuyển, trong khi 16 camera và cảm biến trên tám địa điểm sẽ đánh giá lưu lượng và tốc độ giao thông.Trong khi đó, đèn giao thông mới sẽ được lắp đặt tại 29 nút giao thông. Các đèn sẽ được phối hợp để tạo ra "sóng xanh" - có nghĩa là, nếu có thể, một chiếc xe đã vượt qua một đèn xanh lục sẽ được bật đèn xanh ở tín hiệu tiếp theo.
Cũng theo Fujiwara,ITS đã được sử dụng trên khắp Nhật Bản từ những năm 1990, JICA đã lắp đặt các hệ thống tương tự ở Sri Lanka và Campuchia, và đang thực hiện hệ thống tương tự ở Uganda.Trong năm 2017, JICA đã giúp cài đặt hệ thống ITS ở Moscow, Nga, có tác dụng giảm tới 40% mức tắc nghẽn.