Thị trường xe điện Trung Quốc rúng động vì bê bối gian lận

Ngành công nghiệp xe điện đang bùng bổ tại Trung Quốc, cũng là trọng tâm trong các tham vọng về công nghệ của Bắc Kinh đã “rung chuyển” bởi bê bối gian lận khi 5 công ty bị phát hiện bỏ túi hàng triệu USD tiền trợ cấp cho những chiếc xe bus mà họ không bao giờ sản xuất.

xe điện Trung Quốc
 
Bộ Tài chính Trung Quốc vừa phạt 5 nhà sản xuất gian lận số tiền trợ cấp tổng cộng hơn 1 tỷ Nhân Dân Tệ, tương đương 120 triệu USD. Tuy nhiên, đây chỉ là những “ví dụ điển hình”, có nghĩa là số lượng các công ty liên quan đến hành vi này có thể còn nhiều hơn thế. Truyền thông đưa tin, có tới 72 doanh nghiệp khác, bao gồm các hãng ô tô như Nissan, Hyundai, Chery, Geely… cũng thuộc diện nghi vấn.
 
Trả lời tờ báo Economic Observer, ông Xu Yanhua, Phó Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, cho rằng: Gian lận tiền trợ cấp sẽ gây thiệt hại rất lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Đối với các chính trị gia nước này, những dòng xe chạy bằng điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời là những lĩnh vực đầy hứa hẹn và Trung Quốc có thể giữ vị trí dẫn đầu.
 
Nhờ sự hỗ trợ từ chính phủ, năm ngoái, Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới tính theo lượng tiêu thụ. Nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc là BYD Auto Ltd cũng đã “qua mặt” GM và Nissan, leo lên vị trí thương hiệu xe điện bán chạy nhất. Công ty không nằm trong nhóm 5 tên tuổi bị “điểm danh” trong bê bối gian lận.
 
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, Bắc Kinh đã chi số tiền tổng cộng 5 tỷ USD cho các nhà sản xuất xe điện trong khoảng thời gian từ 2009-1015. Thậm chí, Thượng Hải và một số thành phố khác còn khuyến khích bằng cách miễn giảm các khoản phí đăng ký biển số lên đến 15.000 USD. Các hãng cũng được hỗ trợ 76.000 USD cho mỗi chiếc xe bus hoặc 7.500 USD cho mỗi xe du lịch sản xuất.
 
Trước thực trạng đó, giới chức Trung Quốc được yêu cầu phải thắt chặt việc quản lý các khoản hỗ trợ. Theo ông John Zeng đang làm việc tại hãng tư vấn LMC Automotive Consulting, bê bối có thể sẽ dẫn đến những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn nhằm đảm bảo các công ty được hỗ trợ phải phát triển công nghệ. Ở thời điểm hiện tại, họ có thể nhận tiền từ chính phủ để sản xuất xe tải hoặc xe bus bằng cách lắp ráp phụ tùng nhập từ các nhà cung cấp mà không thực hiện R&D