Nước Ý dùng tiền dụ người dân đi xe đạp

Nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm không khí đang lên mức báo động như hiện nay, đất nước hình chiếc ủng xinh đẹp - nước Ý đã quyết định sẽ trả tiền cho những người đi làm bằng xe đạp.

Người dân được trả tiền vì đi xe đạp
 
Sau khi Milan - thành phố đông dân thứ hai nước Ý - phải trải qua 30 ngày liên tiếp chịu sương khói dầy đặc trong tháng 12/2015. Chính phủ nước này đã đưa ra một lệnh cấm tạm thời đối với xe ô tô ở trung tâm thành phố, và cắt giảm giá vé giao thông công cộng để khuyến khích công chúng hạn chế sử dụng xe cá nhân. Nhưng trong một nỗ lực để tìm một giải pháp dài hạn, các quan chức ở Milan đã thừa nhận rằng các động lực là cần thiết, và đang có kế hoạch khuyến khích khách hàng đi xe đạp thay thế.
 
Pierfrancesco Maran - Ủy viên hội đồng thành phố Pierfrancesco Maran - chia sẻ: “Chúng tôi sẽ dùng phần quỹ Chính phủ đó để khuyến khích người dân không đi những chiếc xe ô tô mà trả tiền cho họ đạp xe đến chỗ làm”. Có thể Chính phủ sẽ thiết lập một hệ thống “đảo ngược-số” cho người đạp xe, hoặc họ có thể được hoàn trả thường xuyên phụ thuộc vào số cây số mà họ đi”.
 
Nước Pháp từng thành công với kế hoạch này vào năm 2014. Khi đó, chính quyền Pháp trả 25 cent/km cho những ai đi làm bằng xe đạp. Số lượng người tham gia ở Paris lên tới 8.000 người, nhưng cũng chỉ có 400 người thực sự chuyển sang dùng xe đạp như phương tiện hàng ngày. Điều này không có gì lạ, bởi nổi tiếng là một kinh đô thời trang, người dân Paris cũng rất thời thượng, và không phải bộ quần áo nào cũng có thể thích hợp để ngồi lên yên xe. Ngoài ra, Paris cũng cấm ô tô từ khu vực trung tâm của mình trong 24 giờ để cho dân chúng không còn phải chịu tiếng ồn, ô nhiễm và căng thẳng. Bỉ, Hà Lan và Anh cũng có chương trình tương tự, người dân sẽ được miễn thuế và nhận 30 cent/km khi đạp xe tới chỗ làm. Đan Mạch lắp đặt đèn giao thông với ưu tiên cho xe đạp và xe buýt. Na Uy đã vĩnh viễn cấm xe từ trung tâm thủ đô và cam kết dùng 1 tỷ USD vào xây dựng đường cao tốc cho xe đạp chuyên dụng.
 
Eleonora Perotto, người quản lý di động của Đại học Bách khoa Milan, vốn là người tư vấn cho Maran về những giải pháp thiết thực cho chương trình đạp xe trả tiền, cho biết tiền thôi là chưa đủ. Theo ông, các thành phố cần phải thực hiện đi xe đạp dễ dàng hơn, an toàn hơn và thuận tiện hơn thì mới có thể thực sự biến xe đạp thành một phần cuộc sống hàng ngày.
 
Ralph Buehler - chuyên gia về lĩnh vực đô thị và quy hoạch tại Virginia Tech (Mỹ) - tin rằng một kế hoạch trả tiền đi kèm các biện pháp thiết thực khác sẽ biến xe đạp trở thành một người bạn đồng hành thực sự. Ông cho biết theo một nghiên cứu ở Mỹ, 60% số người được hỏi thích thú với giải pháp đi làm bằng xe đạp nhưng với điều kiện môi trường đi lại an toàn như làn đường riêng, chỗ để xe tiện lợi, giao thông công cộng tốt. Trong vài năm qua, đất nước này đã cải tạo cơ sở hạ tầng, có thêm 50% làn đường xe đạp, và tăng gấp đôi số lượng trạm xe đạp.
 
Thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) là hình mẫu về thành phố xe đạp thân thiện nhờ có hạ tầng cho loại xe hai bánh đơn giản. Số liệu từ chính quyền thành phố cho thấy chỉ có 6% số người ở Copenhagen đạp xe đi làm vì tiết kiệm tiền mua xăng dầu, 56% đi xe đạp vì tiện lợi và nhanh chóng, 19% vì sức khỏe, và 1% vì ý thức môi trường.