Doanh nghiệp ôtô trong nước lại kiến nghị một loạt ‘ưu đãi’

Thời gian gần đây các doanh nghiệp ô tô trong nước liên tiếp gây sức ép đòi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Sau tuyên bố chuyển hướng “đi buôn” của một loạt các doanh nghiệp là kiến nghị đòi giảm thuế phí sản xuất nói chung, đồng thời tiến tới loại bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô.

 
doanh nghiệp ô tô  2
Sau gần 20 năm bảo hộ công nghiệp ô tô nội địa của Việt Nam có thể dùng 2 từ thất bại
 
Khi thời gian tiến tới thực hiện lộ trình Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) càng tới gần, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp lắp ráp ô tô càng lớn bởi đến năm 2018 thuế suất cho các dòng xe nhập khẩu về Việt Nam sẽ về 0%. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi một loạt đòi hỏi về thuế cho các dòng xe sản xuất trong nước lại tiếp tục được nêu ra.
 
Theo Vnmedia, phát biểu tại Hội thảo về liên kết doanh nghiệp trong công việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Vũ Tấn Công, Thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, hiện nay công nghiệp lắp ráp ô tô của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất các chi tiết đơn giản, công nghệ thấp, phục vụ trong nước là chủ yếu.
 
Do đó, để phát triển công nghiệp sản xuất chi tiết – tổng thành ô tô, vị đại diện VAMA đề xuất thành lập 3 cụm công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô tại 3 tỉnh thành bao gồm Hà Nội, Quảng Nam-Đà Nẵng và TP.HCM-Bình Dương. Đặc biệt, ông Vũ Tấn Công còn đề nghị Nhà nước nhanh chóng đưa ra các chính sách khuyến khích nội địa hóa bao gồm việc nhà sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ được hoàn thuế dưới dạng tín dụng bằng khoảng 5-10% giá trị (thông qua hóa đơn VAT) của chi tiết, tổng thành ô tô mua trong nước phục vụ cho công việc sản xuất, lắp ráp ô tô của mình. 
 
doanh nghiệp ô tô
 
Nhiều doanh nghiệp ô tô trong nước muốn chuyển hướng "đi buôn"

Bên cạnh đó, đại diện của VAMA còn đều xuất hàng loạt cơ chế và chính sách ưu đãi cho công nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô, bao gồm ưu đãi về tín dụng, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi về tiền thuê đất ; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; cho phép nhập thiết bị sản xuất đã qua sử dụng; miễn thuế nhập khẩu thiết bị sản xuất…Không chỉ vậy, ông còn kiến nghị tiến tới loại bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô. 

Chưa dừng lại ở đó, đại diện VAMA còn kiến nghị Nhà nước nên hỗ trợ một phần chi chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất ô tô trong nước dưới dạng tín dụng nhằm giảm chi phí sản xuất xe trong nước, tăng lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực. Song, sau hơn 20 năm bảo hộ, công nghiệp ô tô nội địa của Việt Nam vẫn là con số 0 tròn trĩnh thì liệu những đòi hỏi này có lật ngược được nổi ván bài?