Ảnh hưởng của Đô thị hóa đến phát triển tại châu Á

"Đô thị hóa sẽ là một trong những động lực quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai và chứa đựng cả cơ hội lẫn rủi ro" – Tiến sĩ nghiên cứu kịch bản năng lượng tương lai Glynn Ellis chia sẻ. Tại diễn đàn thảo luận Powering Progress Together về việc phát triển bền vững của các thành phố châu Á trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa chóng mặt.

Tiến sĩ Glynn Ellis - Cố vấn chiến lược năng lượng, Tập đoàn Shell
 
Diễn đàn thảo luận Powering Progress Together diễn ra tại Manila nằm trong khuôn khổ cuộc thi Shell Eco-marathon (được biết đến với những cuộc thi tiết kiệm nhiên liệu). Với sự tham gia của hơn 300 chuyên gia trong nhiều lĩnh vực trong khu vực. Ngoài ra còn có sự tham gia của các đại diện chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận. Diễn đàn do nhà báo phát thanh quốc tế Maryam Nemazee làm chủ tọa, đã đưa ra những quan điểm về việc xây dựng kế hoạch phát triển bền vững của các đô thị mới tại Châu Á.
Với tốc độ đô thi hóa nhanh nhất thế giới, từ năm 1980 tới 2010 dân thành thị đã tăng hơn một tỷ người. Sự tương tác hai chiều giữa kinh tế phát triển và đô thị hóa nhanh chóng đưa châu Á trở thành con Rồng kinh tế. Nhưng hệ quả là gây nên áp lực lên các nguồn tài nguyên quan trọng như năng lượng, nước và lương thực. Muốn phát triển bền vững, cần có những kế hoạch phát triển đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên và thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng tỷ dân thành thị.
He Asif Anwar Ahmad - Đại sứ Anh tại Philippines
 
Hugh Mitchell - Giám đốc Nhân sự & Hành chính Tập đoàn, Royal Dutch Shell
 
Ngoài các chuyên gia học thuật và nghiên cứu, diễn đàn Powering Progress Together còn giới thiệu quan điểm của các ngành tư nhân trong việc đóng góp cho tính thích ứng nhanh của thành phố. ông Edgar Chua (Chủ tịch  Shell Philippines), ông Stuart Hawkins (Giám đốc phát triển bền vững khu vực ASEAN của Coca-Cola) và ông Suparno Banerjee (Phó chủ tịch phụ trách các chương trình công của Hewlett-Packard), phối hợp chủ trì diễn đàn.
Diễn đàn cũng nêu bật những câu chuyện về các sáng kiến phát triển bền vững, như dự án Liter of Light do doanh nhân Illac Diaz khởi xướng, và bước tiến trong quản lý cứu trợ thiên tai nạn nhân bão Haiyan tại Philippines do ông Luke Beckman - Giám đốc quản lý nhận thức tình huống của Hội Chữ thập đỏ Mỹ - công bố. Phát triển các thành phố bền vững cần sự chung tay của tất cả các tổ chức, từ những doanh nghiệp thương mại, tới chính quyền, các tổ chức phi lợi nhuận và cộng đồng.
Diễn đàn này là một trong những hoạt động cộng đồng của Shell hợp tác với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các doanh nghiệp kinh doanh với mục đích xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Dân thành thị ở các thành phố tại châu Á trong tương lai sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và ấm no hơn chứ không phải chạy đua, chen chúc trong cuộc sống thường ngày hiện tại.
 
Cuộc thi chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco-marathon:
Cuộc thi Chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco-Marathon được bắt đầu từ năm 1939 tại một phòng nghiên cứu của Shell tại Mỹ, bắt nguồn từ một cuộc thi đua giữa hai nhà khoa học nhằm xem ai có thể đi được khoảng cách xa nhất tính trên mỗi gallon nhiên liệu bằng phương tiện của mình. Người thắng cuộc lúc đó chỉ đạt được 50mpg (21 km/l). Sau đó trở thành một cuộc thi quy mô và lan tới châu Á khi lần đầu tiên được tổ chức tại Malaysia năm 2013. Cuộc thi năm nay và năm sau (2016) sẽ được tổ chức tại Manila (Philippines).
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn