Tục lệ đón Tết với ô tô rất kỳ quặc
Các nền văn hóa khác nhau sẽ có những tục lệ riêng. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia, cả phương Đông lẫn phương Tây, vào thời điểm khởi đầu một năm người ta thường có tục lệ gắn với ôtô những biểu tượng để đem lại may mắn suốt năm. Ngoài ra mỗi nơi còn có nhiều điều khác biệt liên quan đến ôtô rất thú vị và lạ đời.
Đan Mạch:
Tại Đan Mạch, tất cả các phụ tùng xe hơi bỏ đi được giữ lại, để làm bằng chứng cho thấy các thợ cơ khí trong garage đã hoàn thành công việc sửa chữa, thực sự loại bỏ những linh kiện cũ bị hư hỏng. Vào đêm giao thừa, các linh kiện không còn giá trị sử dụng này sẽ được bỏ trên ngưỡng cửa nhà hàng xóm, như một điềm tốt cho thấy chiếc xe của gia đình vẫn hoạt động ổn định. Cũng trong đêm giao thừa, các gia đình Đan Mạch ngồi trong xe của họ chỉ ăn cá tuyết luộc, cải xoăn hầm và thịt lợn hun khói, đơn giản vì pho mát và khoai tây chiên bị cấm ở bán đảo Scandinavia. Thêm một trò vui nữa là ném đĩa vỡ vào cửa nhà hàng xóm?!
Scotland:
Ở Scotland lễ ăn mừng đêm giao thừa gọi là Hogmanay. Do trước đây những người nông dân và công nhân quá nghèo không có tiền mua xe hơi riêng nên họ chuyển sang mua xe máy tay ga gọi là "hug", để diễu hành tại thị trấn vào thời điểm sắp tới giao thừa. Hogmanay được tổ chức với truyền thống "xe xông đất”. Ngay sau thời khắc kim đồng hồ đánh dấu việc chuyển sang năm mới, người Scotland sẽ tới thăm nhà hang xóm để chúc nhau những lời chúc tốt lành. Và điềm may mắn sẽ tới khi một hàng xóm điều khiển chiếc xe đầu tiên lăn bánh qua còn đường dẫn vào nhà hay chỗ đỗ xe của họ, và càng may mắn hơn khi chiếc xe được sơn màu tối. Theo truyền thống, chiếc “xe xông đất” sẽ để lại một món quà: hoặc một lít dầu động cơ hoặc một cặp gạt nước kính chắn gió.
Trong đêm giao thừa ở Edinburgh, các chủ sở hữu sẽ lái xe đi trên phố với thùng (hoặc) cốp sau mở, để trưng ra món đặc sản haggis nổi tiếng nặng tới 200 kg làm từ các bộ phận nội tạng cừu non. Sau cuộc diễu hành này, món haggis được bảo quan đông lạnh và sau đó vài tuần được rã đông để ăn trong ngày kỷ niệm sinh nhật thi sĩ Robbie Burns.
Hy Lạp:
Ở Hy Lạp, nơi đầu tiên người ta phát minh ra đường xá, một trong các loại thực phẩm truyền thống được ăn vào thời khắc năm mới là Velocipita, một loại bánh mì pita được thiết kế để tôn vinh sự nhanh chóng của cỗ máy đã chở chúng ta tới các địa điểm khác nhau. Trong những chiếc bánh pita đó có một chiếc chứa đồng tiền vàng, có thể được trao đổi để mua một bình xăng hoặc rửa xe hơi.
Nhật Bản:
Tại Nhật Bản, khoảng thời gian sắp bước sang năm mới được đánh dấu bằng các lễ hội Bonenkar, được tổ chức để giúp mọi người quên đi những hóa đơn sửa chữa ôtô tốn kém phát sinh trong suốt cả năm. Theo truyền thống, xe hơi được mang đi rửa kỹ trước năm mới, theo phương pháp thủ công do con người thực hiện chứ không phải rửa bằng máy. Tục lệ này nhằm tẩy rửa những bực bội đối với bất kỳ khuyết tật nào trong quá trình sản xuất chiếc ôtô hoặc những sai sót trong khâu bảo trì của chủ sở hữu.
Việc các cơ sở rửa xe thủ công qua bận rộng trước đêm giao thừa khiến nhiều chủ xe ở Nhật Bản buộc phải quay sang sử dụng dịch vụ rửa xe tự động để làm sạch chiếc xe của họ trước giao thừa. Tuy nhiên, họ làm như vậy khi nhắm mắt để có thể nói họ không chắc 100% về cách chiếc xe của họ được rửa sạch. Trẻ em Nhật Bản cũng nhận được autoshidama (phong bì lì xì chứa đầy tiền xu) để giúp chúng sau này tậu chiếc xe hơi đầu tiên của mình.
Hà Lan:
Tại Hà Lan, trong dịp năm mới, người dân ăn một loại bánh gọi là oliebollen. Những quả bóng nhào từ bột này đại diện cho bản chất tròn của các chu trình trong động cơ đốt trong và tầm quan trọng của việc thường xuyên đi bảo trì ôtô trong thời hạn bảo hành.
Món ăn ngon này được rán kỹ trong mỡ lợn hoặc dầu thực vật, nhằm cho thấy chất bôi trơn giúp xe của chúng ta hoạt động trơn tru. Điều kỳ lạ là, các quả bóng bột này còn được điểm thêm nho khô hoặc trái cây để có vị ngon hơn - một truyền thống dường như có trước cả xe ôtô.
Nga:
Vào ngày đầu năm mới ở Nga, các gia đình được Ông già Tuyết tới thăm vào đêm giao thừa với một túi quà. Tuy nhiên, theo truyền thống, những đứa trẻ nghịch ngợm sẽ không được Ông già Tuyết tặng quà. Để lấy những món quà ra khỏi túi, Ông già Tuyết sử dụng tới chất chống đông cho kính chắn gió ôtô, nhằm nhớ tới chiếc Lada đầu tiên được trang bị hệ thống gạt nước mùa đông và kính hậu có chức năng chống đông.
Mexico:
Người Mexico có truyền thống lau nhà, đi tắm hay tắm cho vật nuôi hoặc rửa xe vào đêm giao thừa để tạo sự tươi mới. Ngoài ra, khi thời khắc giao thừa sắp điểm, họ lần lượt ăn 12 quả nho, mỗi quả họ ước một điều ước, đại diện cho 12 tháng của năm mới. Nho ngọt có nghĩa là tháng may mắn còn nho chua sẽ là tháng tồi tệ. Thêm vào đó, đêm giao thừa, phụ nữ Mexico thường mặc đò lót màu đỏ để cầu mong tình yêu và niềm đam mê trong năm tới; đồ lót màu vàng cầu mong hạnh phúc và thịnh vượng; đồ lót màu xanh lá cây cầu cho sức khỏe và hạnh phúc; đồ lót màu hồng cầu cho tình yêu và tình bạn thực sự; đồ lót màu trắng để cầu cho hy vọng và hòa bình.