Ấn Độ nỗ lực giảm ô nhiễm tiếng ồn từ còi xe

Tiếng còi ầm ĩ từ lâu đã trở thành “bản giao hưởng” quen thuộc tại nhiều thành phố của Ấn Độ, trong đó có Mumbai. Chính vì thế, để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, một nhóm nghiên cứu tại đây đang muốn đưa thiết bị đặc biệt chống bấm còi xe vào thực tiễn.

Ảnh: Auto Blog
Theo Hindustan Times, nhóm nghiên cứu tại Mumbai đã phát triển hai thiết bị với mong muốn giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn vì còi xe tại thành phố này nói riêng và trên toàn Ấn Độ nói chung. Thiết bị đầu tiên là đồng hồ đo thời lượng sử dụng còi. Với đồng hồ này, nếu lái xe sử dụng quá giới hạn cho phép, cảnh sát giao thông có thể xử phạt họ. Thiết bị thứ hai là một chiếc đèn có gắn hình mặt mếu và cau có ngay trên xe. Theo đó, mỗi khi người cầm lái bầm còi, chiếc đèn này sẽ đỏ lên với khuôn mặt xị ra.
 
Kỹ sư của dự án mang tên “Project Bleep” này – ông Jayraj Salgaonkar – bày tỏ mong muốn cả hai thiết bị nói trên đều được áp dụng rộng rãi trên các thành phố của Ấn Độ. Bởi theo ông, chừng nào các lái xe chưa bị phạt tiền, chừng đó nạn ô nhiễm tiếng ồn vẫn còn tăng cao. Hơn nữa, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu trên hơn 30 xe hơi, chiếc đèn mặt mếu đã giảm được 61% tiếng ồn từ còi xe. Một kỹ sư khác của dự án - Mayur Tekchandaney - hy vọng: “Chiếc đèn này sẽ khiến lái xe phải xem xét lại hành động của mình”.
 
Theo những thống kê mới nhất, hiện nay có khoảng 900.000 xe hơi, 10.000 xe buýt, và 2 triệu xe máy hàng ngày lưu thông trên các đường phố ở Mumbai. Chính những tiếng còi xe inh ỏi đòi vượt và ngày chạy đua về âm lượng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân sống tại đây. Theo những người đứng đầu dự án, nếu các thiết bị của họ được đưa vào sử dụng, người dân ở Mumbai nói riêng và Ấn Độ nói chung có thể giảm đi một phần chi phí không nhỏ cho y tế, hay ít nhất cuộc sống của họ cũng trở nên yên tĩnh hơn.  
 
Tuy nhiên, không chỉ ở Mumbai, người dân trên nhiều thành phố khác tại Ấn Độ cũng đang nỗ lực giảm thiểu tiềng ồn từ còi xe bằng việc tự trang trí đuôi xe của mình với các dòng chữ như: “Không bấm còi”. Trong khi đó, một nhóm hoạt động khác ở Bangalore đã bắt đầu chiến dịch “Tôi sẽ không bấm còi” với sự ủng hộ của vận động viên bóng chày Rahul Dravid.  
 
Việt Nam cũng là nước có độ ô nhiễm tiếng còi nặng nhất tại Đông Nam Á khi không chỉ do ý thức kém mà còn do nguyên nhân khách quan, phân luồng và quy hoạch giao thông chồng chéo. Đã có những nỗ lực nhằm thay đổi nhận thức của người điều khiển phương tiên giao thông như dự án K0 Còi nằm trong chương trình Kỹ năng lái xe an toàn của Ford được thực hiện trong năm 2013. Tuy nhiên, tiếng còi xe trong đô thị sẽ vẫn là “món đặc sản” đáng sợ của Việt Nam khi những người cầm lái vẫn chỉ muốn "đối thoại" bằng tiếng còi hoặc bịt tai làm ngơ dù tình trạng môi trường sống xung quanh mình đang xuống cấp.
 
Ảnh biếm họa: Thành Phong
 
Tình trạng giao thông tắc nghẽn dẫn tới còi xe inh ỏi tại Mumbai. Ảnh: AFP
 
Chiếc đèn hình mặt mếu sẽ phát sáng nếu người điều khiển xe bấm còi. Ảnh cắt từ clip
 
Phía sau của rất nhiều ôtô tại Mumbai đã được tô vẽ khẩu hiệu không bấm còi. Ảnh cắt từ clip
 
 
lip giới thiệu về thiết bị chống bầm còi tại Mumbai