Hệ thống tăng áp trên các mẫu xe đua cổ DKW
“Lịch sử được viết bởi những người chiến thắng”. Trong lịch sử môtô, DKW (Đức) là tên tuổi lớn từng viết nên lịch sử bởi những mẫu xe của họ thống trị những giải đua không dưới một lần. Đó là bởi hãng xe Đức ứng dụng hệ thống tăng áp ngay từ những thủa sơ khai của công nghệ động cơ, trên các mẫu môtô hai kì tham dự các giải đua danh giá thời thập kỉ 30 (XIX). Cho tới nay, siêu xe thể thao Kawasaki H2R là một trong những chiếc môtô thương mại đầu tiên sử dụng tăng áp.
Câu chuyện của DKW bắt đầu từ năm 1916 khi kỹ sư người Đan Mạch Jørgen Skafte Rasmussen di cư sang Đức từ năm 1904 và thành lập một công ty cơ khí tại Zschopau, Đức. Ở giai đoạn đầu, Rasmussen chỉ sản xuất máy móc hơi nước. Sau đó, nhờ ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ I, DKW bắt đầu phát triển những mẫu động cơ đốt trong và chuyển sang sản xuất xe hai bánh.
Chiếc xe hai bánh đầu tiên mà DKW sản xuất là một chiếc xe khung kiểu xe đạp gắn động cơ 118cc. Jørgen Skafte Rasmussen đặt tên cho mẫu xe này là Das Kleine Wunder (tạm dịch: sự thần kỳ nhỏ) để khéo léo tái sử dụng bản quyền tên công ty đã đăng ký. DKW nhanh chóng phát triển và trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới với hơn 20.000 nhân viên đầu thập niên 30 thế kỉ XIX. Cuối thập kỷ đó, dòng động cơ 250S của DKW nổi tiếng là dòng động cơ cỡ lớn và nhanh nhất thế giới. Điều đặc biệt là mẫu động cơ hai xi-lanh dùng chung một buồng đốt và có cơ cấu tăng áp. Chính công nghệ này đã đem tới vị thế trên thị trường và vinh quang trên đường đua của người Đức.
Hai piston của động cơ DKW 250SS được bố trí chung trên một trục khuỷu nhưng có hành trình dài ngắn khác nhau. Đồng thời, trục khuỷu còn được bố trí dẫn động với một “xi-lanh” khác có tác dụng thay đổi dung tích buồng các-te. Khi piston đi lên trong kì nạp-nén, buồng nén sẽ bị thu hẹp khiến áp suất khí nạp lên buồng làm việc của xi-lanh tăng lên. Pison sản sinh công suất nhiều nhất trong phạm vi 30 độ của trục khuỷu tính từ điểm chết trên sau thời điểm cháy sinh công. Và xi-lanh kế bên vừa có vai trò như một phần của hệ thống tăng áp, vừa có tác dụng lưu trữ động năng.
Ewald Kluge tại Isle of Man TT 1938
Ewald Kluge cùng chiếc DKW 250SS có tăng áp
Chính công nghệ “hiện đại” này khiến động cơ 250SS của DKW được sử dụng trong giải đua I.O.M TT (Isle of Man Tourist Trophy). Mặc dù được trang bị hệ thống làm mát bằng nước, nhưng động cơ sinh nhiệt quá lớn khiến nó chỉ bung hết công suất được 37 dặm trên đảo Isle of Man. Điều khiến và duy trì sức mạnh của động cơ này trở thành một nhiệm vụ phức tạp. Sau này, những mẫu xe gắn mác Auto Union (liên minh của bốn nhà sản xuất có DKW) đã đem tới nhiều thành công của tay đua Ewald Kluge tại giải I.O.M TT, Six Days International Trial. Chính công nghệ này là vũ khí bí mật giúp Kluge thống trị suốt bốn năm ngay sau khi được gia nhập đội đua DKW vào năm 1936.
Thành công lớn của DKW khiến các đối thủ đều nỗ lực phát triển các công nghệ tương tự để cạnh tranh. Đối thủ lớn của DKW khi đó là một hãng xe đồng hương Bekamo. Công nghệ này gắn liền với tên tuổi của Ruppe - kỹ sư thiết kế Des Knaben Wunsch và Das Kleine Wunder (hai mẫu DKW gắn động cơ tăng áp). Sau đó khi sang Bekamo, Rupple thiết kế thêm được mẫu Berliner Kleinmotoren Aktiengesellschaft và tiếp tục phát triển công nghệ tăng áp này với nhiều biến thể khác nhau.
Người Ý cũng phát triển công nghệ này, nổi tiếng nhất là mẫu động cơ của Garelli từng giới thiệu năm 1912. Hãng môtô Ý Puch đã phát triển thiết kế này với tên gọi Twingles và bán trên thị trường với tên thương mại Sears từ năm 1950. Puch đã vô địch chặng Nurburging tại German Grand Prix 1931 nhờ chiếc Puch trang bị động cơ 250cc làm mát chất lỏng sử dụng công nghệ tăng áp này. Thành công của Puch đe đọa DKW và khiến người Đức phải thay đổi kế hoạch phát triển công nghệ tăng áp để tìm lại vị thế. Và nhiều biến thể nâng cấp của hệ thống tăng áp ra đời.
Động cơ tăng áp của IFA-DKW
Như vậy, hệ thống tăng áp trên môtô đã được các hãng xe phát triển và ứng dụng từ lâu. Nhưng chỉ trên các mẫu xe đua và có cấu tạo phức tạp cũng như còn nhiều hạn chế. Cho tới nay, hệ thống tăng áp bắt đầu các hãng sản xuất môtô quay trở lại phát triển và ứng dụng. Tuy nhiên, các mẫu xe đua motoGP lại bị cấm sử dụng hệ thống tăng áp riêng biệt bởi những lý do an toàn. Kawasaki H2R là một trong những mẫu xe môtô thương mại đầu tiên sử dụng hệ thống tăng áp này và có vẻ như hãng xe Nhật đang đi đầu cho một công nghệ mới trên các mẫu xe thương mại.