Cuộc chiến về giá làm rối loạn thị trường xe hơi Trung Quốc

Các hãng xe sang của Đức đã “đầu têu” một cuộc chiến về giá và các hãng xe đại trà đang cố sức đuổi theo.

Ba nhãn hiệu xe sang của Đức đã châm ngòi cho một cuộc chiến về giá có thể đe dọa nhấn chìm toàn bộ thị trường xe hơi Trung Quốc. Cuộc chiến này chưa có dấu hiệu dịu bớt và đã sớm lộ rõ một “mẻ” đầu tiên những người chiến thắng và kẻ bại trận.
 
Cuộc chiến trên mảng xe sang tại Trung Quốc được bắt đầu bởi Mercedes-Benz, theo Wang Cun, nhà phân tích của China Automobile Trading Co, một đại lý bán xe nhập khẩu lớn nhất Trung Quốc.
Trong tháng 2, Mercedes-Benz đã bán phá giá chiếc S-Class nhập khẩu khoảng 200.000 tệ (tương đương với 31.600 USD theo tỷ giá hiện tại) để giảm bớt áp lực tồn kho và dọn đường cho chiếc S-Class thế hệ mới chuẩn bị ra mắt thị trường.
 
Động thái trên đã hối thúc hai đối thủ của Mercedes-Benz - Audi và BMW, hạ giá bán của những mẫu xe tương ứng. Và một cuộc chiến về giá nhanh chóng nổ ra. Trong 3 tháng qua, các nhãn hiệu xe Đức đã áp dụng giá sàn cho toàn bộ các sản phẩm của họ.
 

Các hãng xe đại trà giảm giá nhưng không ăn thua

Giá của Audi A4 và BMW 5 Series nay chỉ ở khoảng 31.600 đến 47.350 – tương đương với giá của một chiếc Camry hay Accord. Điều đó gây áp lực rất lớn tới các nhãn hiệu đại trà như Toyota, Honda, Nissan, Buick và Hyundai, buộc họ phải giảm giá từ 3.000 đến 5.000 USD trong suốt vài tháng qua.
 
Đầu tháng 6, 3 hãng xe Đức lại chơi trò giá “sốc” đối với tất cả sản phẩm nhập khẩu và như “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc chiến này, theo số liệu từ China Automobile Trading Co.
 
“Tôi đã nói chuyện với một số nhà sản xuất xe sang, và cảm giác của tôi là họ không có những kế hoạch gì để thay đổi những chính sách bán hàng hiện nay của mình”. Wang nói. Tất nhiên họ sẽ không làm như vậy. Ba ông lớn của Đức đã chiến thắng trong cuộc chiến về giá.
 
Trong 5 tháng đầu năm 2012, lượng xe Audi bán ra ở Trung Quốc đã tăng 42%, BMW tăng 34% và Mercedes tăng gần 9%. Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất của Audi trong nhiều năm. Trên thực tế, Audi bán nhiều xe hơn cả Ford hay BYD tại Trung Quốc. Tương tự, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất của BMW.
 
Các nhãn hiệu đại trà đang mất thị phần? Trên phân khúc hạng trung, Toyota, Honda và Nissan vẫn được người Trung Quốc ưa chuộng bởi vì chất lượng tốt, nội thất đẹp và tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng nay Toyota Camry, Honda Accord và Nissan Teana đang nhìn thị phần bị nuốt dần bởi các hãng xe Đức một cách bất lực.
 
“Người Trung Quốc thích xe sang vì họ coi những nhãn hiệu cao cấp như một dấu hiệu của địa vị xã hội cao của họ.” Wang Xianfeng, giám đốc nghiên cứu của Ways Consulting, một công ty Trung Quốc chuyên về nghiên cứu bán lẻ xe hơi.
 

Tổn thất lớn cho các hãng xe nội địa

Vì lý do đó, người mua xe Trung Quốc tất nhiên sẽ thích một nhãn hiệu hạng sang hơn là nhãn hiệu đại trà nếu giá bán của các mẫu xe khá gần nhau.
 
Nhưng lượng tồn kho tại các đại lý của các nhãn hiệu đại trà vẫn trong tầm kiểm soát. Ways Consulting, công ty theo dõi lượng tồn kho tại các đại lý trên toàn Trung Quốc, nói các nhãn hiệu sang trọng có lượng tồn kho trung bình khoảng 30 ngày.
 
Lượng tồn kho tại các đại lý VW dưới 36 ngày, GM dưới 36 ngày trong khi Toyota, Honda và Nissan khoảng 45 ngày. Lượng tồn kho này không cao đến mức nguy hiểm và các nhà sản xuất đại trà vẫn còn thời gian để kiềm chế đầu ra nếu thị trường xe hơi Trung Quốc đang yếu đi.
 
Nhưng những hãng xe bản địa Trung Quốc lại không có được may mắn như vậy. Theo Ways Consulting, các nhãn hiệu của nước này có mức tồn kho trung bình 84 ngày.
 
Để làm những điều này xấu đi, các nhãn hiệu Trung Quốc đang rơi xuống dưới thị trường. Trong khi lượng tiêu thụ của cả thị trường Trung Quốc tăng 5,5% trong 5 tháng đầu năm 2012, lượng bán xe của các nhãn hiệu của nước này giảm 2,1%.
 
Các chuyên gia đang nhận định cuộc chiến về giá sẽ còn căng thẳng và mở rộng hơn nữa về quy mô do các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc đang cố gắng xả hàng tồn và điều đó có thể tạo ra một kết cục tồi tệ hơn cho cả thị trường.
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn