Tạm biệt nỗi lo “phạt oan” vì quy định biển báo khu dân cư
Tại các đoạn đường dài, nếu có biển báo “khu dân cư” thì cư đến một đoạn giao nhau lại phải cắm biển nhắc lại. Nếu không, tài xế được mặc định hiểu là đã qua khu dân cư và có thể tăng tốc độ đối đa theo quy định.
Ảnh: Otofun
Theo quy chuẩn 41/2016 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/11 các tài xế ô tô không còn lo bị “phạt oan” với quy định mới về vị trí đặt biển báo khu dân cư. Trước đây, không ít tài xế đã bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ trong khu dân cư do nhầm tưởng đã hết sau khi đi qua một đoạn đường dài không xuất hiện biển báo. Quy định trong điều 38 của quy chuẩn mới ghi rõ: Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Do đó, tại các đoạn đường dài, nếu có biển báo “khu dân cư” thì cư đến một đoạn giao nhau lại phải cắm biển nhắc lại. Nếu không, tài xế được mặc định hiểu là đã qua khu dân cư và có thể tăng tốc độ đối đa theo quy định.
Trước đó, điều 27 quy chuẩn năm 2012 cũng quy định nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm là đoạn đường dài thì tại các điểm giao giau, biển cấm phải được nhắc lại. Tuy nhiên, quy định này dành cho biển cấm chứ không phải biển hiệu lệnh, cũng không chỉ rõ nếu không có biển nhắc lại thì ra sao.
Hầu hết tài xế đếu đồng tình trước quy định mới nhưng cũng có một số người cho rằng tại sao phải tốn tiền để cắm thêm một loạt biển báo như vậy mà không thay bằng việc đơn giản hơn là thêm con số km dưới biển thông báo “khu dân cư”. Cũng có người lại thắc mắc về sự “chưa rõ ràng” ở quy chuẩn mới khi đặt câu hỏi: “Rất dài là bao nhiêu km?”.
Cũng theo quy chuẩn mới, biển “bắt đầu khu đông dân cư” là hiểu hiệu lệnh mã R.420, trong khi biển “hết khu đông dân cư” là biển hiệu lệnh mã R.421.