Renault-Nissan đã kiểm soát thêm ngành ô tô Nga

Với việc nắm giữ thành công 67,1% cổ phần công ty mẹ của AvtoVAZ . Liên minh Renault-Nissan đã chính thức giành được quyền kiểm soát hãng xe lớn nhất của Nga, hãng xe nổi tiếng một thời với xe Lada.

Renault-Nissan thâu tóm hãng xe nổi tiếng một thời với dòng xe Lada
Trả lời phỏng vấn của báo giới hôm 30/6, phát ngôn viên của Renault cho biết thỏa thuận thâu tóm “ông lớn” xe hơi của Nga đã nhận được sự đồng thuận từ năm 2012 và đã hoàn tất mọi thủ tục vào ngày 18/6 vừa qua, sớm hơn dự kiến ban đầu vào cuối tháng 6 nhưng không được công bố ngay. Theo thỏa thuận, liên minh Renault-Nissan hiện đang nắm giữ 67,1% cổ phần công ty mẹ của hãng AvtoVAZ. Được biết, công ty này đang nắm giữ 74,5% cổ phần của AvtoVAZ ,trong khi tập đoàn công nghệ quốc gia Nga Rostec nắm giữ số cổ phần còn lại.
 
Thời gian gần đây, hãng xe lớn nhất nước Nga đã gặp không ít khó khăn khi liên tiếp rơi vào cảnh làm ăn thua lỗ vì nền kinh tế trì trệ đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng xe tiêu thụ của hãng ngay tại chính thị trường quê nhà. Tuy nhiên, bất chấp tình hình kinh doanh ảm đạm của AvtoVAZ và sự trừng phạt của châu Âu đối với kinh tế Nga vì khủng hoảng chính trị ở Ukraine, Renault vẫn tự tin khẳng định lạc quan về viễn cảnh lâu dài ở xứ sở bạch dương.
 
Hồi đầu tháng 6 vừa qua, AutoVAZ đã công bố sẽ cắt giảm 13.000 công nhân tại nhà máy chính ở Togliatti, Nga vì doanh số trượt dốc thảm  hại của dòng xe Lada. Trước đó, ngay từ đầu năm 2014, ông Swede Bo Andersson, CEO AutoVAZ, cũng đã thừa nhận rất cần một “cú hích” để vực dậy AutoVAZ đang trên đà tuột dốc. Đây có lẽ cũng chính là lý do khiến thỏa thuận mua lại AutoVAZ của Renault-Nissan đạt được sớm hơn dự kiến.
 
Như vậy sau hàng loạt vụ mua bán gần chục năm qua, người ta nhận thấy hãng Renault của Pháp rất có duyên với việc kinh doanh các hãng xe “chết”. Sau khi mua và liên minh với Nissan của Nhật khi Nissan đang sắp phá sản, hãng xe Âu-Á này đã phát triển rất nhanh. Tiếp tục mua hoặc liên doanh với cả thương hiệu ô tô Samsung của Hàn Quốc, Dongfeng của Trung Quốc, Volvo Thụy Điển, Dacia của Rumani. Mọi thương vụ đều thực hiện trong cảnh đối tác đang khó khăn, sau đó bằng sự hỗ trợ về kỹ thuật và thương mại. Các liên doanh đều trở nên tốt hơn, trong khi đó nếu tính riêng Renault thì hãng xe Pháp này lại không khá hơn là mấy trên thị trường. Có vẻ như bài toán này của người Pháp rất có hiệu quả.. hoặc họ được hưởng cái gen di truyền, cái may mắn của tổ tiên từ thời thực dân!?  
 
 
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn