Nghề buôn bán, dịch vụ xe máy cũ mới đều ngắc ngoải

Các cửa hàng kinh doanh xe máy đang trong tình trạng thê thảm, xe chất đầy kho, ngập cửa hàng. Hàng năm vào dịp này thì họ đang hốt bạc, nhưng năm nay ông T - chủ 2 cửa hàng Honda ủy nhiệm (HEAD) ở Q.Tân Bình cho biết, tháng 12 là cao điểm mà lượng xe bán ra chỉ bằng bảy phần mười của tháng trước. Dân buôn bán xe cũ cũng ngao ngán, mười người thì có đến chín tính chuyện bỏ nghề.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy lượng xe máy tồn đọng trong 11 tháng đầu năm tăng 95% so với năm 2011, xếp thứ hai sau ngành sản xuất thiết bị truyền thông. Tính đến cuối tháng 11/2012, Honda VN tồn kho khoảng 13.000 chiếc, Piaggio VN hơn 14.900 xe. Dự báo khả năng lượng xe máy tiêu thụ năm nay giảm 25-30% so với năm ngoái.
Xe máy mi bán l cũng không trôi

Các HEAD tại TP.HCM cho rằng cho dù Honda VN (HVN) điều chỉnh số lượng bán hàng và hỗ trợ khá nhiều cho khách hàng bằng việc giảm giá, tặng khuyến mãi, tặng phí trước bạ, bốc thăm trúng thưởng, tặng bảo hiểm, mũ bảo hiểm... nhưng vẫn vắng khách, nhiều đại lý không thể đạt định mức của nhà máy. Mà làm đại lý Honda là cứ phải trả họ tiền tươi, lời ăn lỗ tự chịu. Năm nay xe máy Honda không còn sốt, cháy hàng như mấy năm trước, nên đại lý cũng chỉ cố đăng ký lấy hàng đủ định mức chứ không dám ôm hàng như xưa.
 
Theo Tui Tr, vì kẹt vốn vay, nhiều đại lý cho biết họ đã phải chủ động bán lỗ, dưới giá công bố nhiều dòng xe máy, những dòng xe bán chạy chỉ còn lời 300 - 500 nghìn đồng/xe nhưng vẫn đìu hiu. Chị Hoàng Oanh cho biết, tại HEAD (Q.Phú Nhuận), thời điểm này năm trước mỗi ngày có không dưới 20 khách làm thủ tục vay để mua xe máy, nhưng hiện nay lượng hợp đồng giảm hơn nửa, nhiều tháng có chưa đến 10 khách hàng.
 
Tân tổng giám đốc HVN Masayuki Igarashi cho biết đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, không thể đạt mục tiêu bán 2,3 triệu xe máy trong năm 2012, do tình hình kinh doanh khó khăn. Hai nhà máy ở tỉnh Vĩnh Phúc của HVN có khả năng sản xuất 2 - 2,15 triệu xe máy/năm nhưng giờ phải giảm còn 1,93 triệu chiếc. HVN từng dự kiến đưa thêm nhà máy sản xuất xe máy tại Hà Nam (công suất 500.000 xe tay ga/năm) vào hoạt động cuối năm 2012, rồi dời sang đầu năm 2013 do thị trường tiêu thụ thấp hơn dự tính.
 
Chợ xe máy cũ Dịch Vong - Cầu Giấy - Hà Nội đìu hiu. Ảnh vne24
 
Dân buôn xe máy cũ cũng ngi đui rui
Tư Hoàng từng là chủ một cửa hàng xe máy cũ trên đường Phan Đăng Lưu - Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận), nhưng mới đây, do quá ế ẩm, anh đã đóng cửa, trả mặt bằng để chuyển sang rao mua bán xe qua... báo ngày. “Khách hàng mua xe ngày càng hiếm, mấy tháng qua có ngày chẳng bán được chiếc xe nào, vốn liếng đổ vào đây đã bay sạch. Mấy anh em tụi tui phải chuyển hướng...”, anh Hoàng nói.
 
Suốt một buổi sáng thứ bảy, ông Xông - chủ cửa hàng xe máy cũ Ngô Hà Sơn (đường Hoàng Văn Thụ), không có một khách hàng nào ghé qua. Con rể và con gái ông Xông có một cửa hàng xe máy cũ phía đối diện nhà ông cũng chưa mở hàng. “Mọi năm giờ này mua bán nhộn nhịp lắm, người ta bán xe cũ để mua xe mới, người có xe cũ đổi xe ít cũ hơn hoặc từ xe số chuyển sang xe tay ga, nhưng giờ chẳng ai mua bán gì”, ông Xông nói.
 
Tại dãy quán cà phê đầu chợ xe máy cũ Dịch Vọng (Cầu giấy, Hà Nội), dân buôn xe cũ ngồi ngả ngốn. Đến chợ từ sáng nhưng họ không dọn hàng, chuốt xe như thời xưa, mà chỉ ngồi uống nước, rủ nhau đánh bài, rên rỉ về kết quả bóng đá Anh. Anh Quang, dân buôn xe máy cũ gạo cội từ mấy chục năm nay, hất hàm về phía cổng chợ nói: "Đến cổng chợ còn không có người qua lại, mở hàng bày xe ra làm gì cho nó bắt bụi vào!". Đúng là cả chợ vắng hoe, nên dân bán hàng cũng không thiết bày biện. Thêm vào đó là chuyện xe chính chủ, dù CSGT bảo chưa bị phạt thì khách mua xe cũ vẫn chùn tay. Quang kể lể: "Cả tháng rồi bán hoà cho người quen được hai cái xe có giấy, chủ yếu để lấy tiền tiêu. Chứ cứ dọn hàng ra, xúi quẩy là gặp ngay khách mua xe từ tám hoánh nào rồi vẫn đến năn nỉ mình dẫn đi gặp chủ xe cũ để sang tên. Mà chủ cũ thì cũng mang xe đến đây bán rồi đi, mình biết họ ở đâu mà lần? Có thằng cha mình còn lưu số mobile, nhưng gọi thì nó lờ đi, quát "nhầm số!" thì làm gì được nó?!".
 
2012 đúng là năm hạn chung của dân buôn bán xe máy, kể cả cũ lẫn mới. Còn nhớ dịp cuối năm ngoái, nhậu xong với Quang, lúc đứng dậy hắn nằng nặc đòi trả tiền, chém gió sặc mùi đại gia: "Mày là dân mọt chữ, tuổi gì mà đòi bao anh? Lương tháng của chú chưa chắc bằng anh lãi một ngày. Đổi cái xe khác đi, anh bao tiền vênh cho!". Thế mà sáng nay hắn lờ tịt chuyện trả tiền cà phê (hắn ngồi sẵn từ sáng, biết đã dùng gì mà trả hộ?). Vào quầy mới nghe cô chủ "quán ruột" của Quang thì thầm: "Ông í ngồi quán em cả tháng nay, có trả đồng nào đâu! Cái xe An-tít bán rồi. Em cứ kệ, tính sau".
 
 
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn