Bridgestone giành giải công nghệ lốp 2012

Công nghệ tạo chế tạo lốp làm thay đổi chất lượng lốp xe hàng ngày. Hàng năm, các nhà sản xuất, các phòng thí nghiệm trên thế giới không ngừng tìm tòi, phát triển ra các công nghệ mới đem lại sự an toàn cho người sử dụng phương tiện. Sau đây là những giải thưởng trao cho các nhà sản xuất có uy tín, đóng góp vào sự phát triển trong việc chế tạo lốp trong năm qua.

Giải thưởng sáng chế ấn tượng lốp của năm
 
Tấm nệm kết dính là thành tố cơ bản trong quá trình đắp lốp xe tải. Tuy nhiên, tấm nệm là sản phẩm đồng nhất có tuổi thọ ngắn và nhạy cảm với nhiệt độ. Lý tính cơ bản của nó làm hạn chế việc sử dụng được với các hợp chất hóa học. Để vượt qua những hạn chế này, nhà sản xuất lốp của Mỹ Goodyear đã phát triển quy trình tạo khuôn đồng tâm, đa lớp để xử lý tấm nệm này tốt hơn trong công nghệ đắp lốp. Quy trình cải tiến này giúp cho Goodyear được trao giải thưởng công nghệ lốp của năm.
 
 
Tấm nệm được bện thành sợi ba lớp tròn đồng tâm. Mỗi lớp tròn này sẽ thực hiện chức năng của nó theo hóa tính riêng của sản phẩm. Bản chất của loại sợi ba lớp này là hợp chất cao su có vai trò kết dính đặc biệt. Một trong ba lớp đóng vai trò kéo dài vòng đời sản phẩm, hai lớp còn lại đóng vai trò kết dính quan trọng trong quá trình lưu hóa khi thực hiện kỹ thuật đắp lốp. Sợi dây này sau đó được đặt trong máy đùn nguội nhỏ để có thể ép dính vào bố lốp sau khi vỏ lốp đã mòn được bóc đi trong quá trình đắp lốp. Máy đùn này cung cấp đủ hỗn hợp để dán mặt lốp mới vào bố lốp. Hợp chất này có khả năng kháng nhiệt cao nên không cần làm lạnh trong quá trình đắp lốp.
 
Giải thưởng vì môi trường của năm
 
 
Environmental Waste International Inc giành giải thưởng với công nghệ tái chế có tính cách mạng cao và có lợi cho môi trường so với các phương pháp tái chế lốp xe truyền thống. Hệ thống dây chuyền công nghệ cao mới của công ty này tận dụng công nghệ có tên Reverse Polymerization (RP). Công nghệ này sử dụng các sóng vi âm để tách dầu ra khỏi lốp xe cùng với các phụ chất quý hiếm khác và đặc biệt không gây ra hiệu ứng khí thải. Nhà máy này xử lý khoảng 2 triệu lốp xe mỗi năm, thu hồi lại được khoảng 22,5 tấn carbon black (muội than), 6 tấn thép và 1,6 triệu ga-lông dầu. Ngoài ra, khí thải do hệ thống này tạo ra còn được sử dụng để sản xuất điện và tự cung ứng điện cho nhà máy.
 
Công nghệ này không làm chảy lốp mà thay vào đó nó phá vỡ các phần tử của lốp và cho phép thu lại được gần như 100% các phụ phẩm như chất bột than dùng cho ngành in ấn cao su, dầu, thép và khí hydrocarbon mà không tạo ra các hiệu ứng khí thải, bồ hóng hoặc chất thải còn lại gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ này sạch hơn so với phương pháp truyền thống tái chế lốp xe hiện nay như nghiền, cắt, đốt…
 
Công nghệ lốp của năm
 
 
Hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu có công nghệ thông qua lốp xe có thể thu thập thông tin về tình trạng mặt đường và thông báo cho người lái. Ý tưởng này do Bridgestone phát triển có tên gọi là “Cảm nhận thông tin khu vực tiếp xúc” viết tắt là CAIS (Contact Area Information Sensing). CAIS là công nghệ mới trang bị trong lốp có thể thu thập và đánh giá các thông tin về tình trạng mặt đường. Nguyên lý hoạt động của CAIS khá đơn giản, các kỹ sư đặt cảm biến tăng tốc trong bố lốp nhằm phát hiện dao động trong quá trình vận hành và gửi thông tin qua hệ thống mạng không dây tới bộ xử lý trung tâm của chiếc xe để tiến hành xử lý, phân tích. Nhờ việc có thể đo được dữ liệu tức thời các dao động trong quá trình vận hành của lốp mà công nghệ mới này có thể phân loại các tình trạng mặt đường thành 07 loại: khô, hơi khô, bùn, ướt, tuyết mới, tuyết vón cục và băng đá. Thông tin này sau đó thậm chí còn được báo cho người lái bằng các tín hiệu hiển thị trên màn hình trung tâm.
 
Bằng cách cung cấp thông tin tức thời về tình trạng mặt đường, CAIS chuẩn bị cho người lái tâm lý sẵn sàng đối phó với những thay đổi nhanh trong các điều kiện địa hình lái xe nguy hiểm như băng, tuyết, mưa và thậm chí tiến xa hơn công nghệ này còn có thể cảnh báo cho các phương tiện khác cũng được trang bị CAIS đi cùng trên một con đường đó. Hiện tại công nghệ nhận diện mặt đường CAIS đang được tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng trong khoảng hai mùa đông ở Hokkaido, Nhật Bản, nơi mà các điều kiện lái xe nguy hiểm như tuyết và đá rất có thể xảy ra. Công nghệ này của hãng lốp Nhật còn được vinh danh thêm trong Top 100 ý tưởng tuyệt vời nhất năm.
 
Nhà cung cấp công nghiệp phụ trợ ngành lốp của năm
 
Rhein Chemie Rheinau GmbH giành giải thưởng này do đạt được những hợp đồng đáng kể của năm trước. Công ty của Đức này mở rộng danh mục sản phẩm trong năm 2011 bằng cách thôn tính hai công ty khác của Flexsys America LP (công ty con của Solutia Inc.). Rhein Chemie cũng tiếp quản các dây chuyền sản xuất Vocol và Santoweb nhằm củng cố năng lực vào hợp chất dẫn dithiophosphate cao cấp và các loại sợi có gốc liên quan tới nhựa tiền phân tán để mở rộng phạm vi dịch vụ sang các bộ vi xử lý cao su.
 
 
Nhờ hóa tính tốt mà Vocol có thể tạo ra mạng cao su rất ổn định mà ưu việt, rất có lợi cho sản xuất các phân tử cao su dày thành như loại lốp cao su cứng vì chúng có thể đảo ngược mạng lưới các phân tử cao su trong thời gian lưu hóa. Trong khi sản phẩm Santoweb có cấu tạo là các tổ hợp sợi gốc liên quan tới nhựa tiền phân tán được sử dụng làm vật liệu gia cố để sản xuất các loại đai dẫn động, băng chuyền. Tính lý tiền phân tán giúp cho loại sợi này rất dai.
 
Nhà sản xuất lốp của năm
 
2012 là một năm đầy sự kiện đối với Michelin với rất nhiều các khoản đầu tư, hợp tác, đồng thời doanh thu khá tốt từ ứng dụng nghiên cứu và phát triển giúp Michelin ẵm trọn danh hiệu “Nhà sản xuất Lốp của năm”. Tại các nhà máy ở Bắc Mỹ, Michelin đã đầu tư 200 triệu USD cho tổ hợp dây chuyền sản xuất ở Lexington bang Nam Carolina để mở rộng năng lực sản xuất lốp và 50 triệu USD nữa để nâng cấp thiết bị và mở rộng năng lực sản xuất ở nhà máy Fort Wayne BFGoodrich Tire ở Woodburn, bang Indiana. Michelin thậm chí còn tham gia vào hai thương vụ hợp tác trong năm 2011. Thương vụ đầu tiên là với Liên đoàn Ôtô Quốc tế (FIA) nhằm thúc đẩy việc di chuyển của phương tiện an toàn và bền vững hơn thông qua các công nghệ trong lĩnh vực thể thao. Thỏa thuận thứ hai là với một công ty về nhiên liệu và hóa chất tái tạo hàng đầu có tên là Amyris Inc nhằm phát triển và thương mại hóa hợp chất isoprene có thể tái tạo.
 
 
Nhìn vào tương lai Nghiên cứu và Phát triển, Michelin còn đang tiến hành đầu tư 100 triệu Euro để nâng cấp trung tâm R&D toàn cầu ở Ladoux, Pháp. Trung tâm này, nơi có 3.300 nhân sự làm việc, sẽ xây dựng tổ hợp hiện đại có diện tích 67.000m2 và là nơi sẽ kết hợp được tất cả các đội R&D và các phòng thí nghiệm cho phép các quy trình công việc mới, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Năm 2011 cũng chứng kiến sự trở lại của Michelin Challenge Bibendum – sân chơi toàn cầu cho việc phát triển công nghệ, phương tiện di chuyển vững bền. Đây là sự kiện duy nhất của thế giới mà có thể mang các nhà sản xuất xe hơi, xe tải, các nhà sản xuất máy móc thiết bị, các nhà cung cấp năng lượng, các viện nghiên cứu, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hình thành nên một tầm nhìn chung về giao thông an toàn và sạch hơn. Tại sự kiện đó, Michelin còn công bố 5 sáng chế về lốp và 3 công nghệ đột phá. 
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn