Sự phát triển của khung xe máy

Cùng với sự phát triển của động cơ, trải qua hơn 100 năm phát triển, hệ khung của xe máy cũng được cái tiến và phát triển không ngừng. Đó cũng là một câu truyện thú vị không kém câu truyện lịch sử phát triển của động cơ xe máy.

Marsh 1905
 
Khởi đầu từ những năm đầu thế kỉ 20, “xe máy” là khái niệm nhen nhóm hình thành. Hình ảnh đầu tiên những chiếc xe chạy 2 bánh trên đường không cần sức ngựa trong mắt những người hiếu kì chính là “sinh vật” xe đạp nhưng có tiếng kiêu và xả khói mù mịt đằng sau. Bởi “xe máy” khi đó bản chất là một động cơ đốt trong gắn trên một chiếc xe đạp mà tới nay những loại phương tiện như vậy được gọi chung là xe gắn máy (moped). Khung xe đơn giản là chiếc khung xe đạp được thay đổi để gá đặt động cơ. Sau đó người ta gia cố thêm để đảm bảo độ bền ở tốc độ cao, tuy nhiên cũng không vượt quá con số 20 dặm/giờ (32 km/h). Bởi động cơ những thời đầu được phát minh là một thành quả kỳ diệu của khoa học nên việc nó chỉ cần hoạt động được đã là quá đủ. Những hạn chế về công nghệ dần dần được con người khắc phục khiến động cơ ngày càng đạt hiệu suất cao hơn đẩy cao tốc độ tối đa của những chiếc xe moped. Sự thay đổi về chất và lượng đã tạo nên một cuộc cách mạng về khung xe sau này.
 
 
Ngay từ trước thế chiến thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo nên nền tảng cho các nhà phát minh đẩy tốc độ và hiệu suất động cơ cho chiếc xe cao hơn. Hiệu suất bắt đầu đi vào từng chi tiết cụ thể nhằm hoàn thiện khung xe với giảm xóc trước - sau, hệ thống phanh như một tổng thể hoàn thiện… Hình hài khung dành riêng cho xe máy chính thức rũ bỏ những thành phần đặc trưng của khung xe đạp. Sau đó, phát triển mạnh mẽ trong cuộc cạnh tranh của các hãng xe  môtô châu Âu và Nhật Bản với đại diện là Honda. Sau đó, hàng loạt các hệ khung mới ra đời.
 
 
MZ TS 250
 
 
Honda CB92
Hệ khung với một thành phân chính được coi là xương sống chịu tải chủ yếu cùa toàn bộ xe được phát triển. Điển hình như các mẫu MZ TS 250, Honda CB92 Benley mang hệ khung xương sống đơn.
 
 
Honda CG
 
 
 
 
 
 
Hệ khung xương sống dần được phát triển thành hệ khung nôi. Hệ khung có chu vi bao quanh chu vi của động cơ mà người ta hay ví von là khung “lồng chim” được ra đời ( sở dĩ ví von vậy bởi khi động cơ hoạt động trong hệ khung làm người ta liên tưởng tới một chú chim hót trong lồng). Hệ khung này vẫn có một chịu tải chính và chia lực cho phần khung chạy dưới động cơ. Điển hình cho dòng khung này là các mẫu quen thuộc như Honda CG (khung nôi đơn),  Suzuki TS50ER (nôi lai) và Norton Manx (nôi đôi)…
 
 
 
 
 

Sau này nhờ sự phát triển của các phương pháp gia công áp lực và công nghệ kim loại ứng dụng các loại kim loại nhẹ như hợp kim nhôm ra đời. Hệ khung hai biên được phát triển bao gồm hai thành phân chịu lực chính nối liền từ cổ phốt tới động cơ. Các phần khác của chiếc xe như hệ thống treo sau, bình xăng, yên được lắp trên hệ hai biên. Các mẫu xe phân khối lớn thường được trang bị hệ khung này với vật liệu hợp kim nhôm. Bajaj Pulsar 200 NS và 1885 Daimler Reitwagen là hai ví dụ ứng dụng điển hình.

 
Honda Cub
 
Cuối cùng, nhờ công nghệ gia công áp lực, hệ khung trở nên “gọn gàng” như một một chi tiết chế tạo chủ yếu từ thép tấm được dập hình vừa có vai trò chịu lực và lắp các thành phần khác của chiếc xe lên, vừa đóng vai trò là vỏ của chiếc xe. Phổ biến nhất là các mẫu Honda Cub (khung Pressed) và các mẫu xe nổi tiếng của Piaggio – Vespa (các mẫu xe Vespa cổ dùng khung monoque)
 
 
 
Ngoài ra, hệ khung mắt cáo nổi tiếng của Ducati là một dạng khung đặc biệt khi động cơ cũng đóng vai trò là một thành phần của khung. Các hệ khung hiện nay còn phát triển và ứng dụng các vật liệu mới ngoài thép, nhôm truyền thống như: sợi các bon, hợp kim titan, hợp kim magie và các vật liệu composite… Các thành phần trên khung được lắp ghép hoặc bằng phương pháp hàn, hoặc dùng bulong. Sự phát triển và phân loại hệ khung xe hiện nay dựa trên nhiều tiêu chí và có nhiều biến thể. Điều đó cho thấy việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến vào sản xuất môtô.