Royal Enfield ‘Thor’: Sự kết hợp của chiến tranh, thần thoại và nghệ thuật

Lấy cảm hứng từ những chiếc xe thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II, chiếc Royal Enfield sản xuất năm 1983 được Chetan Yadav biến thành một chiếc xe mang linh hồn cổ điển đầy tính nghệ thuật.

 
 
Câu chuyện dài về chiếc xe đến từ Rajasthan dường như là một câu chuyện cổ kể về món báu vật bí ẩn của một kẻ giàu có, hay một món đồ chơi của một vị vua chúa thời cổ đại. Nếu nhìn thoáng qua, chiếc Thor mang phong cách của một chiếc bobber nhưng dường như càng nhìn lâu, khái niệm bobber cứ dần biến mất, lui chỗ cho những suy tư và liên tưởng tới những câu chuyện thần thoại hay những sự kiện lịch sử của chiến tranh thế giới.
 
Thật khó có thể tưởng tượng được chiến tranh, thần thoại và nghệ thuật lại có thể kết hợp và dung hòa khiến một chiếc xe lại mang trên mình nhiều điều bí ẩn đến vậy.
 
 
Xe là sự tổng thể là hài hòa về màu sắc với sự kết hợp của màu sơn, da và đồng khiến chiếc xe trở nên dung hòa, lịch lãm. Khối động cơ của Indian Motocycles có vẻ đẹp mê hoặc nhưng tôi lại liên tưởng tới những đường nét thiết kế của người Anh. Chẳng thế nào giải thích được thích đáng, tôi chỉ có thể tự thuyết phục được mình rằng, chẳng phải hợp chủng quốc Hoa Kì có nguồn gốc bởi những người Anh sau cuộc phát kiến của Colombo hay sao?
 
 
Khối động cơ 350 phân khối trần trụi và đồ sộ như thực tại của phong cách thế chiến, những đường cong, góc cạnh, đường dầu ngoài trên động cơ lại thể hiện sức sống mạnh mẽ như những gì đang chảy trong huyết quản, từng thớ thịt tạo nên sức mạnh cơ bắp đang đấu tranh cho niềm tự do và khao khát. Tinh thần của một tên da đỏ! Đó chính là sự khác biệt không thể nhầm lẫn giữa Indian và Harley. Một đại diện cho sức mạnh tự do, cái tôi và phô trương cá tính - Harley, một đại diện cho tự do đôi cánh, giải thoát tâm hồn - Indian.
 
 
Hệ thống thụt trước nối liền và kéo dài lên đầu đèn, ý tưởng này khiến tôi liên tưởng ngay tới những chiếc Jawa Perak vốn có phân phối tại thị trường Ấn Độ. Thú vị hơn, người ta gọi những chiếc Jawa Perak này bằng cái tên “Jawa Tẩu thuốc”, để ví von hình ảnh tẩu thuốc đi liền những quý ông lịch lãm người Anh.
 
Yadav muốn thêm một chút nghệ thuật cổ điển để kết nối, dung hòa giữa tự do và lịch lãm. Những chi tiết bằng đồng chạm khắc được anh đưa lên một cách tinh tế và khéo léo. Vật liệu đồng và chạm khắc vốn là những trang sức đặc trưng cho quốc gia Ấn Độ. Yadav là một người cầu kì và tỉ mỉ, nhưng lại không chú trọng tới sự mới mẻ của những chi tiết trên chiếc xe. Ta có thể thấy một vài dấu ấn thời gian trên những chiếc bu-lông, sự cũ kĩ mà bào mòn của thời gian trên những chi tiết bằng đồng dường như biến chiếc xe trở thành một món đồ chơi mang trên mình những câu truyện lịch sử.
 
 
 
 
 
 
 
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn