Vượt đèn vàng có bị xử phạt không?

Vượt qua đường khi đèn giao thông báo hiệu màu vàng thì có vi phạm luật giao thông đường bộ không, nếu có thì xử phạt như thế nào?

Vượt đèn vàng A1
 
Ảnh minh họa (VOV giao thông)
 
Theo quy định tại khoản 3, Điều 10, Luật giao thông đường bộ 2008:
 
Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
 
a) Tín hiệu xanh là được đi;
 
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
 
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.
 
Như vậy, người tham gia giao thông chỉ có thể đi qua đèn vàng khi đèn nhấp nháy nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường, còn khi đèn đã chuyển sang màu vàng thì phải dừng trước vạch dừng để bảo vệ an toàn
 
Hình thức xử phạt vượt đèn vàng
 
Đối với người đi mô tô, xe gắn máy:
 
Căn cứ Điểm o Khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP  thì  trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (trừ trường hợp vượt đèn đỏ) thì bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nhẹ hơn so với mức phạt vượt đèn đỏ là 200.000 đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 1 tháng.
 
 Đối với người đi ô tô:
 
Khi đã có tín hiệu đèn vàng mà người lái ô tô không chấp hành, cố tình điều khiển xe ô tô vượt qua thì sẽ vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, CSGT sẽ dừng xe kiểm tra và xử lý như lỗi vượt đèn đỏ.
 
Việc xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo Điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
 
Còn về vi phạm vượt đèn đỏ, theo Điểm K Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: “Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ