Thanh Tina – người phụ nữ "quyến rũ" trên những chiếc phân khối lớn

Nói về Thanh Tina - thành viên câu lạc bộ Mô tô Hà Nội, những tín đồ đam mê xe phân khối lớn tại Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung hẳn không còn xa lạ. Thanh Tina khiến mọi người nhớ tới với những chuyến đi dài ngày cả ngàn cây số hay vóc dáng nhỏ nhắn cưỡi dòng xe to đùng rong ruổi khắp các cung đường xuyên Việt hay những hành trình ở các đất nước xa xôi.

 
Chị Thanh Tina, được biết tới là một trong số ít những người phụ nữ đầu tiên chơi xe phân khối lớn tại Việt Nam. Có phần cá tính mạnh so với những người phụ nữ cùng thời, chị Thanh còn cho rằng mình có phần hơi “ngỗ ngược”, thích chơi những trò chơi mà con trai hay đàn ông thường thích.
 
 
Mặc dù năm nay đã 54 tuổi, với vóc dáng có phần mi nhon so với đấng mày râu, nặng chỉ khoảng 45 kg,cao 1,58 m, ít ai biết rằng người phụ nữ này lại sử dụng hàng ngày những chiếc xe phân khối lớn có trọng lượng nhẹ nhàng cũng tới tạ rưỡi. Không chỉ có vậy, với sở thích đam mê đi đây đó, thăm thú cảnh quan chị còn thường sử dụng những chiếc xe của mình rong ruổi ngang dọc đất nước cho tới những chuyến đi ngàn dặm dài ngày tại các đất nước xa xôi như Mỹ, Canada, Lào, Campuchia, Pháp…
 
“Ngay từ khi còn trẻ tôi đã có đam mê, sở thích với việc đi đây đi đó”
 
 
Chia sẻ về con đường đến với đam mê xe phân khối lớn chị cho biết: “ Năm 22 tuổi, sau khoảng thời gian 4 năm đi bộ đội trở về, chị đã bắt đầu làm quen với những chiếc xe côn tay được coi là huyền thoại thời bấy giờ. Đầu tiên là với chiếc Simson S51 - hay còn được gọi là xe “Mô-kích” để làm quen với dòng xe nam, với việc sử dụng côn số, rồi tiến tới chị sử dụng các dòng xe khác như Minsk - “Min khù khờ”, rồi tới Honda Win 100…”
 
 
“ Thời xưa khi xe phân khối lớn chưa phổ biến tại Việt Nam, với bản tính thích đi xa khám phá những đại danh nổi tiếng tại Việt Nam. Đầu tiên tôi đã chọn những cung đường Tây Bắc, tuy nhiên những chiếc xe ga, hay xe số không đem tới tính an toàn bằng những chiếc xe phân khối lớn. Dẫu vậy, vì là phụ nữ nên chị ít có những lựa chọn bởi khác biệt về thể chất, vóc dáng như với đàn ông. Những ngày đó tôi chỉ có thể sử dụng những dòng xe như Minsk, sau đó là Kawasaki Estrela 250 để thỏa mãn thú đam mê khám phá của mình.”
 
Chị Thanh cùng chiếc BMW F650C khi chạy xuyên nước Mỹ
 
 
“Chiếc xe đầu tiên mà tôi trải nghiệm là dòng xe Honda CB 400 Vtec 3 đời 2007, chiếc xe có chiều cao khá phù hợp xong bù lại nhược điểm là nặng. Tiếp theo là chiếc Honda VTR 250, đặc biệt trong chuyến đi xuyên Bắc Mỹ, khởi hành từ Canada chị đã sử dụng và bị ấn tượng khi trải nghiệm chiếc BMW F650C, chiếc xe được thiết kế rất phù hợp bởi chiều cao yên thấp, phân bổ trọng lượng rất cân bằng và đem tới cảm giác lái rất tuyệt vời! Chiếc xe kế tiếp là Suzuki GS500, rồi tiếp theo là chiếc Kawasaki Z300 khi mà thị trường Phân khối lớn tại Việt Nam bắt đầu phát triển. Tới thời điểm hiện tại tôi đang sử dụng chiếc Ducati Scrambler 800 Icon, đặc biệt đây là chiếc Scrambler thứ 3 của tôi và có thể sẽ sử dụng chiếc Scrambler này một thời gian dài bởi sự linh hoạt và những trải nghiệm, cảm giác vui vẻ mà nó mang lại cho chị trong mỗi chuyến đi”.
 
“Ducati đến với chị là một cái duyên …”
 
Khi được hỏi về việc trải nghiệm cả 3 chiếc Ducati Scrambler các phiên bản khác nhau trong một thời gian ngắn thật bất ngờ, Thanh Tina cho biết ngày trước có phần “dị ứng” bởi xe của Ducati có phần “hỗn”, khó sử dụng với nữ giới. Nhưng đến với Ducati và bị mê hoặc bởi hãng xe đến từ nước Ý là cả một cái duyên.
 
Chị Thanh Tina bên chiếc Ducati Scrambler Icon 
 
 
“ Cách đây 7 năm, chị có thời gian ngắn được trải nghiệm chiếc Ducati Monster 696, cảm xúc của tôi lúc đó là Ducati là rất hỗn, nhồng, khiến chị sợ Ducati, chỉ sau thời gian ngắn tôi đã phải bán nó đi. Tuy nhiên Ducati với tôi lại là cái duyên. Tôi đã có rất nhiều dịp chạy tour cùng đội Ducati. Và từ đó tôi tự đặt câu hỏi cho mình là tại samình lại sợ? Tại sao mình phải sợ khi mà anh em chạy 10 thì mình cũng chạy được 8. Cho tới thời điểm Ducati giới thiệu dòng xe Scramler tại Việt Nam, tôi bắt đầu sử dụng chiếc Ducati Scrambler Sixty Two 400cc để phù hợp với vóc dáng nhỏ bé của bản thân và để làm quen với sức mạnh của xe.
 
Sau một thời gian trải nghiệm, chiếc xe dường như khá phù hợp với mình, chỉ có duy nhất là sức mạnh của khối động cơ 400 không đem tới gia tốc tốt để vượt nên sau khoảng 2 năm để sử dụng tôi đã đổi lên chiếc Scrambler Classic. Chiếc Scrambler này lại được chủ cũ độ pô Termigoni Raccing đem tới sức mạnh lớn hơn nhiều so với xe nguyên bản, nên sau 2 chuyến đi gồm 1 cung Đà Nẵng và 1 cung Tây Bắc cùng với thời gian tìm hiểu tôi đã quyết định đổi lên dòng Scrambler 800 Icon nguyên bản.
 
Thật sự, chiếc Scrambler Icon này đem tới trải nghiệm tuyệt vời, có thể nói là hoàn hảo, cả về sức mạnh động cơ, cách vận hành linh hoạt, phân bố trọng lượng tuyệt vời phù hợp tương xứng với chị. Chị nghĩ rằng chị sẽ chung tình với nó nhất!” - chị Thanh Tina cho biết.
 
 
Hào hứng kể về Ducati Scrambler, chị Thanh nói: “Scrambler đem lại cho tôi rất nhiều niềm vui, bởi hệ thống phanh an toàn, tư thế ngồi thẳng lưng, và đặc biệt khi vào cua, nó đem tới cho chị một cảm xúc rất tự tin. Thay vì trước kia phải gồng mình để “vật” xe, ép xe thì nay với Scrambler với tư thế lái và góc lái phù hợp thì nay lại đúng là “Enjoy the road”. Trong tương lai gần có lẽ nếu có đủ điều khiện thì tôi  sẽ đổi sang chiếc Scrambler Icon 2019 mới bởi nó có động cơ mượt mà êm ái hơn, công nghệ an toàn hơn. Đặc biệt là nguyên tắc chỉ chạy xe tới 15.000km bởi tôi thích xe mới và quan trọng là nó đem lại an toàn nhất.”
 
 
Nói về những khó khăn trong quá trình chạy xe chị cho biết: “ Trở ngại lớn nhất là xe phân khối lớn nặng, to và cao với thể trạng của phụ nữ Việt Nam nói chung. Tôi có một kỉ niệm rất đáng nhớ khi chạy CB400 ngày mùng 2 tết lên Sapa chơi, vì là Tết nay không có ai chạy cùng, tôi phải đi một mình. Khi tới  đoạn đường bị lở đất chị bị đổ xe, và không thể nâng chiếc xe dậy được. Dù đã xem và tìm hiểu về những cách dựng xe khi đổ, nhưng phải nói thật bản thân phụ nữ châu Âu có thể trạng đã tốt có khi ngang ngửa với đàn ông châu Á nên việc dựng xe là dễ với họ. Sự thật, đối với nữ chị nhận ra sau chuyến đi đó là khi đi tour xa nên đi cùng đội, anh em hoặc bạn bè vì khi có sự cố thì sẽ dễ nhận được sự hỗ trợ.”
 
 
Khi được hỏi về Định nghĩa biker và phượt thủ thường xuất hiện trên báo chí, trang tin thời gian gần đây, chị thanh chia sẻ: “Phượt thủ là từ chính xác để miêu tả về những người thích chạy xe, thích khám phá. Tuy nhiên những năm gần đây thì có những hình ảnh xấu xí về phượt. Với tôi Biker là cách gọi chung cho những người chạy xe phân khối lớn tại Việt Nam. Nhưng đối với bản thân tôi nghĩ biker được chia thành 4 kiểu:
 
1- Là những người đam mê tốc độ;
2- Là những người thích hình ảnh, mua xe để làm hình ảnh, khoe khoang, thể hiện
3- Là những người thích ngắm xe, là những người có điều kiện và quan trọng mua xe về để ngắm nghía, tận hưởng chiếc xe là chính ít khi sử dụng xe để di chuyển.
4- Là những người như chị, sử dụng xe để đi du lịch, khám phá, đi dài ngày - hay còn được gọi là Rider ở Châu Âu.”
 
Đối với tôi, một Rider, hay phượt thủ chân chính là người sử dụng những chiếc xe với sự chuẩn bị kĩ lưỡng, quan trọng nhất là tính an toàn để du lịch trải nghiệm. Để chiếc xe phục vụ mình, đưa mình đi tới những bản làng hẻo lánh, hay những danh lam thắng cảnh đẹp, thơ mộng. Có thể dựng lều, trại để nghỉ ngơi giữa những chuyến đi, với đầy đủ trang bị thiết yếu cần thiết đáp ứng vừa đủ nhu cầu của bản thân.”
 
 
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3, chị có lời nào muốn gửi tới những người phụ nữ ngoài kia đang tìm hiểu và đam mê dòng xe phân khối lớn !
 
“ Bản thân tôi cũng hay có những tin nhắn tới trang cá nhân, hay được nhiều người biết tới xin lời khuyên về những thứ xoay quanh việc đam mê phân khối lớn, hay chạy tour xa. Có rất nhiều thứ khiến phụ nữ khó đến với niềm đam mê xe. Tuy nhiên nếu các bạn cố gắng phấn đấu, tìm hiểu để đến với đam mê của mình. Bắt đầu với kiến thức, tài chính và chạy các cung đường ngắn gần, an toàn. Đem tới niềm vui, phấn chấn mỗi khi trở về, làm tốt công việc thường ngày hơn, thì dù có khó cũng khó có ai ngăn cấm được các bạn. Những yếu tố cần là đam mê, kiến thức, sự chuẩn bị và yếu tố đủ là có thời gian, sức khỏe, tài chính để theo đuổi đam mê này.”