Cận cảnh quá trình ra đời của những mẫu xe Piaggio/Vespa

Nhà máy Piaggio Việt Nam là một trong bốn nhà máy sản xuất xe tay ga và xe thương mại Piaggio/Vespa lớn trên thế giới (Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ và Việt Nam). Những chiếc xe được sản xuất tại nhà máy đặt tại Vĩnh Phúc sẽ được xuất đi toàn Châu Á Thái Bình Dương cũng như một số thị trường khác trên thế giới.

 
Các chi tiết chính cấu thành nên một chiếc xe Piaggio/Vespa như khung xe, thân vỏ, động cơ đều được sản xuất tại Việt Nam. Không chỉ được bán ra tại thị trường Việt, những mẫu xe được ra đời tại nhà máy Piaggio Việt Nam ở Vĩnh Phúc còn xuất đi các thị trường trên toàn thế giới.
 
 
Được biết những dòng xe Piaggio/Vespa được sản xuất tại nhà máy Piaggio Việt Nam đặt tại Vĩnh Phúc sẽ xuất khẩu xe đi các thị trường lớn trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc… Nhà máy của Piaggio tại Vĩnh phúc là cơ sở sản xuất của Piaggio khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
 
 
 
Qua đó chất lượng sản phẩm của các mẫu xe Piaggio/Vespa được bán ra tại Việt Nam cũng như các mẫu xe xuất đi các thị trường khác có chất lượng đồng đều và không có sự khác biệt quá nhiều.
 
Dưới đây là một số quy trình cơ bản trong việc xây dựng một mẫu xe Piaggio/Vespa.
 
Xưởng hàn
 
Xường hàn được bố trí trên diện tích 4.600m2 với 03 dây chuyền sản xuất các dòng xe như: LX, Primavera/Sprint và GTS. Việc kết hợp và sử dụng thép cường độ cao cùng các công nghệ hàn điểm hoàn toàn mới đem lại những chiếc Vespa đạt tiêu chuẩn chất lượng P&C 2557/2558, ASME, AWS…
 
 
 
Xưởng hàn bao gồm 03 dây chuyền độc lập:
 
Dây chuyền LX:
 
  • Được thiết kế với 22 công đoạn hoàn
  • Bao gồm 13 máy hàn điểm tự động
  • Mỗi khung xe LX được kết hợp bởi 41 chi tiết riêng biệt và cụm chi tiết
  • Có tất cả 353 mối hàn điểm và 414 mm đường hàn công nghệ MAG
 
Dây chuyền Primavera/Sprint
 
  • Được thiết kế với 21 công đoạn hàn
  • Bao gồm 19 máy hàn điểm tự động
  • Mỗi khung xe Primavera/Sprint được kết hợp bởi 36 chi tiết riêng biệt và cụm chi tiết
  • Có tất cả 294 mối hàn điểm và 1032 mm đường hàn công nghệ MAG
 
 
Dây chuyền GTS
 
  • Được thiết kế với 20 công đoạn hàn
  • Bao gồm 17 máy hàn điểm tự động
  • Mỗi khung xe GTS được kết hợp bởi 36 chi tiết riêng biệt và cụm chi tiết
  • Có tất cả 336 mối hàn điểm và 1438 mm đường hàn công nghệ MAG
 
Công nghệ hàn điểm hoàn toàn mới cùng với hệ thống mày hàn điểm tự động làm mát bằng nước kết hợp lực ép gia tăng lên mối hàn lên tới 500 daN, được lập trình cho các chương trình hàn khung xe có các chi tiết hàn với các chiều dày khác nhau. Điểm cộng của công nghệ hàn điểm này là hàn nhanh, không gây khói, bụi.
 
Quy trình hàn khung xe được thực hiện thông qua các hướng dẫn cụ thể bao gồm các quy trình kiểm tra chất lượng đầu vào của linh kiện (sử dụng các máy đo hiện đại) cũng như chất lượng mối hàn…
 
Xưởng mạ
 
Dây chuyền mạ được thiết kế theo quy trình khép kín và tự động hoàn toàn. Sử dụng công nghệ mạ nhúng điện âm cực (Cathodic Electrodeposition) – đây là công nghệ được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất ô tô trên toàn thế giới.
 
 
Quá trình mạ bao gồm các bước sau:
 
  • Chi tiết mạ đi qua các buồng tẩy rửa
  • Lớp mạ đầu tiên bằng phốt phát – giúp cho bề mặt chi tiết hoàn toàn kháng gỉ và giúp cho lớp sơn mạ tiếp theo bám dính hơn.
  • Sau lớp mạ phốt phát, khung xe được nhúng trong bề mạ điện âm cực. Dưới tác dụng của dòng điện cường độ cao, các hạt sơn phân tán trong nước được định hướng và phân phố đều trên bề mặt khung xe.
 
 
Đây là một quy trình khép kín và tự động, do vậy các quy trình kiểm tra chất lượng cũng vô cùng chặt chẽ.
 
 
Bên cạnh những yếu tố về chất lượng, công nghệ mạ nhúng điện âm cực (CED) có những tính năng nổi trội về thân thiện môi trường.
 
Xướng sơn
 
Xưởng sơn của nhà máy Piaggio Việt Nam đượcc hai thành 02 dây chuyền độc lập bao gồm dây chuyền sơn sắt và dây chuyền sơn các chi tiết nhựa.
 
 
Với dây chuyền sơn sắt, khung xe đã qua bước mạ CED sẽ được đưa vào sơn hoàn thiện. Trước khi sơn, khung xe sẽ được kiểm tra một các tỉ mỉ xem có vết gợn hay bụi nhỏ hay không. Tiếp theo là bước sealing, một vật liệu đặc biệt được phủ lên các đường ghép của thân xe giúp ngăn ngừa thấm nước hoặc gỉ sét.
 
 
Sau khi thực hiện xong các quá trình kiểm tra. Khung xe sẽ bước vào quá trình sơn các lớp; Lớp Primer (lớp lót), với độ dày 10 đến 20 micron và có tác dụng liên kết lớp sơn CED trước đó với lớp sơn màu cơ bản.
 
 
Tiếp theo là lớp Base – đây là lớp màu cơ bản của xe. Lớp sơn này có chiều dày từ 20 đến 30 micron.
 
Và lớp sơn cuối cùng là Clear Coat – lớp sơn này có chiều dày từ 30 đến 40 micron. Lớp sơn này có tác dụng bảo vệ lớp sơn màu cơ bản, tạo độ bóng, chống chịu các điều kiện thời tiết khác nhau.
 
 
Tương tự dây chuyền sơn sất, dây chuyền sơn nhựa cũng được áp dụng các quy trình sơn tạo ra màng sơn có chất lượng tốt nhất với các công nghệ pha sơn tự động và phun sơn tĩnh điện. Màng sơn sau khi hoàn thiện sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt tại phòng Lab của Piaggio theo tiêu chuẩn P&C-29476.
 
Những thay đổi mang tính tích cực
 
Bên cạnh những đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyển sản xuất, nhà xường để cung cấp ra thị trường những mẫu xe chất lượng tốt. Cũng theo chia sẻ từ đại diện của Piaggio Việt Nam, trong thời gian tới đây thương hiệu xe máy của Ý sẽ thực hiện việc giảm chi phí sửa chữa, phụ tùng và nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng của mình.
 
 
Trong một vài năm gần đây, những sản phẩm của Piaggio Việt Nam đã có những thay đổi mang tính tích cực.  Các mẫu xe mới được trang bị hệ thống động cơ i-get. Với hệ thống động cơ i-get phun nhiên liệu điện tử, phối khí bốn van và làm mát bằng dung dịch - thế hệ động cơ tiên tiến nhất của Piaggio đạt chất lượng cao, độ tin cậy và thân thiện môi trường.
 
 
Đại diện cho công nghệ động cơ iGet (Italian Green Experience Technology), động cơ i-get làm mát bằng dung dịch có khả năng tối đa hóa hiệu suất đồng thời giảm thiểu lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải, giảm tiếng ồn.