Triumph Tiger XRx 800 "con hổ" lạc đàn

Triger XRx là một chiếc adventure hạng nhì với mẫu động cơ 3 xi-lanh được “thuần phục” bởi những công nghệ Anh Quốc. Phiên bản 2015 chủ yếu tăng hiệu năng vận hành hơn là vẻ đẹp thẩm mĩ sáo rỗng. Nhưng với những nâng cấp dè dặt về công nghệ, Triumph Tiger XRx 800 vẫn chưa đeo bám được các mẫu xe đối thủ của BMW, Ducati hay KTM...

Phân khúc xe thể thao đa địa hình đường trường là sân chơi công nghệ hàng đầu -  nơi các hãng xe hàng đầu thể hiện đẳng cấp đỉnh cao. Nếu sportbike là đất diễn khả năng công nghệ chạy đua với tốc độ, thì Adventure là hành trình dài thử thách khả năng công nghệ bằng những con đường đa địa hìnhCác hãng sản xuất đều có những cái tên riêng của mình và cuộc cạnh tranh gay cấn giữa những cái tên mới từ Nhật hay KTM, thậm chí là Ducati hòng xóa bỏ lịch sử danh giá của BMW GS.

Triumph hiểu rõ về phân khúc này, khi những mẫu Tiger đã cũng có hơn hai thập kỉ phát triển. Nhưng ngay cả mẫu Adventure cao cấp nhất là Tiger Explorer của Triumph cũng chưa bao giờ được xếp ngang hàng với những BMW GS danh giá, hay “tay chơi mới” KTM Adventure. 

Triumph thành công với những chiếc xe cổ điển khi vẻ đẹp của Bonnevile không thể chối cãi. Nhưng chiếc Tiger XRx 800 không hoàn hảo như thế, Triumph liên tục nâng cấp chiếc Adventure hạng nhì của mình để theo kịp với các đối thủ từ Đức, Italy và Áo đang “tách đoàn” trong phân khúc này, và sự đeo đuổi mạnh mẽ của những cái tên Nhật Bản.

Phiên bản 2015 của chiếc Triumph Tiger XRx được thêm hậu tố “x”, kèm theo nó những bổ sung tiêu chuẩn gồm: màn hình hiện thị điện tử bổ sung thêm chức năng báo tốc độ trung bình, mức tiêu thụ nhiên liệu và tổng thời gian hành trình. Kính chắn gió diều chỉnh độ cao được bổ sung, đi kèm là hệ thống soát độ bám đường 4 chế độ, hệ thống kiểm soát hành trình… Những thay đổi trên thiết kế của Triumph Tiger XRx 2015 cũng vậy, dè dặt và dò xét. Và muốn thấy sự khác biệt cần phải có những cái nhìn rất kỹ. Triumph chỉ muốn tăng hiệu năng vận hành hơn là vẻ đẹp thẩm mĩ sáo rỗng. Chỉ có một chút thay đổi nhẹ trong việc bố trí cốp hai bên và tấm tản nhiệt để đưa luồng khí nóng từ động cơ không qua đôi chân người dùng. Những thay đổi thể hiện sự tinh tế của người Anh khi cái gì tồn tại đều có lý do. Nhưng để cạnh tranh với các đối thủ, thế chưa đủ...!

XRx chạy cấu hình vành 17-19 và sử dụng lốp Pirelli Scorpion Tail. Vẫn là động cơ 3 xi-lanh dung tích 800cc đặc trưng của hãng. Kiểu động cơ 3 xi-lanh đem lại một thú vui vô nguyên tắc khi lái, bởi việc cân bằng động đối với những động cơ xi-lanh số lẻ là bài toán khó. Và chắc chắn lời giải của nó đem lại những cảm giác không hề phổ thông tầm thường. Triumph Tiger XRx tăng tốc và đến tốc độ của những cơn gió nhanh chóng, không nhanh như những chiếc sportbike, nhưng đủ. Chiếc Tiger hăng hái trên đường hơn mẫu XC800 trước đó. Khối động cơ thẳng hàng 3 xi-lanh cho công suất tối đa 94 mã lực và mô men xoắn cực đại 79Nm. Sức mạnh của động cơ truyền qua hộp số 6 cấp có thiết kế vay mượn từ hộp số của chiếc Street Triple. Tương tự Ducati, Triumph cũng đã nâng cấp cơ cấu điều khiển bướm ga cơ học dùng cáp bằng hệ thống ride-by-wire (điều khiển độ mở bướm ga bằng tín hiệu điện).Hệ thống mới đem lại sự chính xác và ổn định cho các thao tác xử lý trên những con đường, cả xa lộ cao tốc lẫn những con đường đất cát.

Chuyển sang chế độ vận hành Sport, chiếc Tiger ngay lập tức dừng việc chiều chuộng người dùng một cách ngoan ngoãn. Nó bực mình, chú ý đẩy  người dùng qua nhanh những khúc cua gấp. Với những mẫu xe khác, chế độ ưa thích của những biker là thể thao. Nhưng có lẽ với Tiger XRx, chế độ thú vị hơn là Road. Tốc độ và lực kéo của động cơ được phân phối ở mức vừa phải, giúp duy trì tốt tốc độ trên đường cao tốc và dễ dàng giữ được đội hình với những người bạn trong nhóm trải nghiệm hành trình.

Thụt sau dùng hệ thống treo cơ cấu Pre-load cùng giảm sóc có điều chỉnh, thụt trước hành trình ngược. Với hành trình giảm sóc có những con số hào phóng (180mm phía trước, 170mm phía sau), hệ thống treo dễ dàng đưa chiếc Tiger qua những con đường xấu một cách dễ dàng. Hệ thống an toàn gồm có phanh trước đĩa đôi đường kính 308mm, đĩa sau đơn đường kính 255mm tích hợp hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Công nghệ dường như chưa phải là một thế mạnh của hãng xe Anh Quốc. Khi hầu hết các tính năng điện tử của Triumph Tiger XRx 800 không có quá nhiều đặc sắc hơn các đối thủ. Hệ thống điều khiển bướm ga điện Ride-by-wire Ducati cũng có, ngay cả trên những mẫu naked-bike hay streetfighter. Hệ thống kiểm soát độ bám đường Triumph's Traction Control (TTC) đã quá quen thuộc trên những mẫu BMW. Hệ thống tùy chỉnh đặc tính tay ga Throttle Maps là điều khác biệt nhưng không đem lại lợi thế, bởi hệ thống chỉ cho phép hành trình tay ga thay đổi theo những chế độ lái riêng biệt.

 

Trong cuộc chơi công nghệ, BMW vẫn đang là kẻ giàu có, với những hệ thống điện tử hiện đại trên một chiếc xe hai bánh. Ngay cả hệ thống ổn định điện tử ESP cũng được hãng xe xử Bavaria trang bị trên dòng GS. Ducati thì phát triển công nghệ động cơ, khi công nghệ van nạp-xả biến thiên đang được trang bị trên những phiên bản mới nhất. KTM ngoài việc chạy đua công nghệ động cơ và khung, còn đem tới những tiện ích công nghệ. Như hệ thống “đèn liếc” – chức năng cho phép đèn pha tự thay đổi góc chiếu một cách chủ động. 

Triumph Tiger 800 tiêu thụ nhiên liệu công bố khoảng 17 km/l (5,88 l/100km) và với dung tích bình nhiên liệu 19 lít. Tiger đi được hành trình thử nghiệm có phạm vi khoảng 323km. Triumph Tiger XRx 800 được bán với giá 12.500USD tại thị trường nước ngoài.

 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn