Phân tích sự bất hợp lý của Phí Sử dụng Đường bộ (SDĐB): Phần 1: Thu Phí SDĐB đại trà trên đầu phương tiện là bất hợp lý

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1829/QĐ-TTg phê duyệt danh sách Hội đồng Quản lý Quỹ bảo trì đường bộ (BTĐB) Trung ương. Theo đó, Hội đồng gồm 13 người, do Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng làm Chủ tịch. Các Phó Chủ tịch gồm Thứ trưởng BTC Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường và Tổng cục trưởng TCĐBVN Lê Đình Thọ.

Theo Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 5/10/2012, Hội đồng Quản lý Quỹ BTĐB có nhiệm vụ quyết định các vấn đề trong tổ chức hoạt động của Quỹ, bao gồm: đề xuất điều chỉnh các quy định liên quan đến nguồn thu và việc sửa đổi; bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của quỹ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm của quỹ; quyết định phân chia phí sử dụng đường bộ (SDĐB) thu từ ôtô cho các Quỹ BTĐB địa phương.

Mới đây, BTC đã ban hành Thông tư số 197 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí SDĐB theo đầu phương tiện, theo đó sẽ bắt đầu thu kể từ ngày 1/1/2012. Loại phí này sẽ được đưa về Quỹ BTĐB.
 
Như vậy, bất chấp các quy định thu phí SDĐB còn chưa hợp lý và đồng bộ, phương pháp thu và chế tài kiểm tra/phạt đối với phương tiện chưa được hoàn thiện... Bộ GTVT vẫn xúc tiến các bước để bắt đầu thu phí SDĐB từ ngày 1/1/2013.
 
Bàn về sự bất hợp lý của quy định thu phí này, có thể chỉ ra nhiều điểm.
 
Phần 1: Bất hợp lý khi thu phí SDĐB trên đầu phương tiện
 
Sự bất hợp lý thứ nhất là điều khoản thu phí SDĐB tính trên đầu từng phương tiện. Pháp luật cho phép một người sở hữu nhiều phương tiện, các chủng loại, nhưng mỗi lần sử dụng đường bộ người đó chỉ có thể đi trên 1 chiếc xe mà thôi. Chỉ khi lái xe trên công lộ người điều khiển nó mới phải trả phí SDĐB.  Vì vậy, nhà nước chỉ có thể bán Giấy chứng nhận đã nộp phí SDĐB (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận - GCN) cho NGƯỜI điều khiển xe trên đường bộ, chứ không phải CHIẾC XE.
 
Tự một chiếc xe không thể sử dụng đường bộ được, mà con người điều khiển chúng trên đường. Do vậy, việc thu phí đại trà tính theo đầu phương tiện, gắn GCN vào 1 chiếc xe cụ thể, là bất hợp lý. Vì vậy, để thu phí đúng ý nghĩa sử dụng đường bộ, ngành GTVT chỉ có quyền bán các GCN chung cho từng hạng xe, phân loại theo biểu phí. Một GCN có thể được dùng lần lượt với từng chiếc xe khác - không lớn hơn hạng ghi trên GCN đó. GCN cho hạng xe lớn có thể dùng với xe cỡ nhỏ hơn. Người sở hữu nhiều xe chỉ cần mua GCN cho những chiếc thường được dùng đồng thời hoặc chỉ cần trả mức phí cho chiếc xe lớn nhất của họ và mang theo GCN này khi điều khiển (lần lượt) bất kỳ (một) chiếc nào trong số xe mình sở hữu. GCN nên được sản xuất với chất lượng cao như các giấy tờ có giá khác, bao gồm phần cuống lưu và phần tách trả cho người nộp.
 
Như vậy, Bộ GTVT cũng không thể áp đặt chủ xe phải mua GCN và dán tem lên kính khi tiến hành đăng kiểm, mà chỉ có thể bán GCN theo nguyên tắc mua tự nguyện qua một hệ thống phát hành rộng rãi, ví dụ đến cấp bưu điện xã. Với xe máy cũng có thể áp dụng chung nguyên tắc này và có thể tập trung nguồn thu vào bộ GTVT chứ không nan giải như khi giao việc này cho cấp phường, xã.
 
Khi phát hành GCN theo phương án nói trên, quy trình Hoàn phí sẽ đơn giản, nhanh chóng và công bằng hơn nhiều thông qua việc mua lại GCN trị giá tương đương số ngày đã nộp phí còn lại, tại chính điểm phát hành. Không quá phức tạp và thiếu khả thi như thủ tục hoàn phí SDĐB quy định trong Thông tư 197.
 
Hoạt động kiểm tra và xiết chặt việc chấp hành nộp phí SDĐB vẫn do CSGT thực hiện bình thường như với 4 loại giấy tờ bắt buộc phải xuất trình hiện nay. Tất nhiên, cần ban hành thêm một quy định đòi hỏi xuất trình loại giấy thứ 5 - GCN.
 
Với cách quản lý và phát hành biên lai thu phí chặt chẽ, thuận tiện, có thể giao thẳng cho CSGT bán thay cho chế tài phạt (vì không nộp Phí SDĐB) quá bất hợp lý theo Nghị định 71. Chẳng hạn, người bị phát hiện SDĐB không đóng phí sẽ bị bắt buộc truy nộp và trả phí 3 năm tiếp theo mà không được hưởng chế độ giảm giá luỹ kế như Thông tư 197 đã quy định. Để chống CSGT tham nhũng, có thể bổ sung điều khoản: người không xuất trình được GCN sẽ không phải nộp bất kỳ khoản phạt bằng tiền nào, nếu CSGT không bán GCN trực tiếp cho mình.
 
Việc CSGT chặn xe vi phạm luật và kiểm tra 5 loại giấy tờ (đã bao gồm GCN), áp dụng nghiêm khắc và công minh các chế tài phạt, chắc chắn sẽ khiến người tham gia giao thông tuân thủ quy định mua GCN tương tự như phải có bằng lái, đăng ký, đăng kiểm (với ôtô) và bảo hiểm TNDS.
 
Phần 2: Bất hợp lý khi từ chối thu Phí SDĐB qua xăng dầu
 
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn