Lãnh đạo VW có nguy cơ ‘quá sức’ với thương vụ Ducati

Thông qua quyết định thâu tóm Ducati, tổng cộng Ferdinand Piech đã mua về 6 nhãn hiệu trong suốt 2 thập kỷ lãnh đạo Volkswagen Group. Điều đó chất thêm gánh nặng cho vị chủ tịch tập đoàn tài ba đã ở tuổi 75.

Thương vụ mua Ducati trị giá 1,1 tỷ USD, đã được thông qua hôm thứ tư tuần qua bởi Ban lãnh đạo VW do Piech làm chủ tịch, đã tăng số lượng nhãn hiệu mà VW đang nắm giữ lên 11 và mở rộng các dòng sản phẩm của tập đoàn này từ những chiếc xe máy 195 mã lực tới những xe tải 50 tấn.
Sự hiện diện của Ducati trong đại gia đình VW không bổ sung nhiều cho sức mạnh chủ đạo của tập đoàn, thay vào đó có thể chứng tỏ một sự “xao nhãng” của Piech, người đang dồn sức cho việc hợp nhất nhãn hiệu Porsche.
 
“Mua lại hãng xe Ducati cho thấy rằng Piech là một kỹ sư, mà các kỹ sư thường thỉnh thoảng như những cậu bé”, Ferdinand Dudenhoeffer, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xe hơi của Đại học Duisburg-Essen, nói. “Giống như mua một món đồ chơi mới”.
 
Việc thâu tóm Ducati sẽ làm “rối” thêm công việc của Ban điều hành VW khi họ đang bận rộn với rất nhiều vấn đề: hợp nhất hoạt động của Porsche, làm mới liên minh với các hãng xe tải Scania và MAN, cũng như cản trở nỗ lực của Suzuki đòi VW phải trả 19,9% cổ phần sau khi quan hệ đối tác tan vỡ.
Gã khổng lồ trong ngành sản xuất ô tô thế giới cũng đang nỗ lực vượt qua GM, vươn lên trở thành nhà sản xuất xe ô tô lớn nhất thế giới.
 
Ferdinand Piech
 
Từ xe tải tới xe máy
 
Quá trình đa dạng hóa và “thu gom” những nhãn hiệu mới của VW cho thấy chiến lược ngược hẳn
với những đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Fiat cuối năm ngoái đã chuyển bộ phận xe tải Iveco sang Fiat Industrial để hợp nhất với Chrysler Group. Ford đã bán Volvo, Jaguar và Land Rover để nhẹ gánh hơn. GM cũng xóa sổ Hummer, Pontiac và Saturn cũng như bán Saab để tái cơ cấu.
 
Tuy nhiên, VW cuối tuần trước đã tăng cổ phần của hãng tại MAN, nhà sản xuất xe bus và xe tải, lên 73% từ 56%. VW cũng chiếm quyền kiểm soát 71% tại hãng xe tải Thụy Điển Scania.
MAN và Scania theo bước Lamborghini, Bugatti và Bentley là các nhãn hiệu được bổ sung dưới triều đại của Piech từ năm 1992, khi ông trở thành CEO của VW. Piech, người đã lên lão ở tuổi 75 trong tuần này, trở thành chủ tịch của VW năm 2002.
 
Ban lãnh đạo gia đình
 
Piech đang tiếp tục ngồi ghế chủ tịch nhiệm kỳ thứ 3 khi cuộc họp hội đồng cổ đông thường niên của VW đang diễn ra tại Hamburg ngày 19/4. Vợ của ông Ursula, một cựu giáo viên mẫu giáo, cũng ngồi trong ban điều hành, mở rộng thêm ảnh hưởng của gia đình Piech-Porsche trong công ty.
 
Với việc bổ sung thêm Ursula Piech, số thành viên gia đình trong ban điều hành tăng lên 5 người. Các cổ đông của Qatar Holding và Chính phủ Đức mỗi bên có hai ghế trong khi 10 ghế còn lại do các đại diện lao động nắm giữ theo luật của Đức.
 
Piech và vợ Urusla
 
Với thành tích như vậy, một số người vẫn phủ nhận sự đóng góp của Piech. Khi ông nắm giữ vị trí CEO trong năm 1993, VW không có lợi nhuận và thua lỗ 992 triệu euro. Cuối năm ngoái, VW thông báo mức lợi nhuận kỷ lục 15,4 tỷ euro với doanh số 8,36 triệu xe, tăng gần 3 lần so với con số 2,96 triệu xe năm 1993. Cuối năm ngoái, VW cũng đã vượt qua Toyota để trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn thứ hai thế giới.
Ferdinand Piech là cháu trai của Ferdinand Porsche, người đã phát triển chiếc Beetle năm 1934 và là người thành lập hãng Porsche. Sự nghiệp của Piech tại VW bắt đầu năm 1972, khi ông chuyển từ Porsche sang Audi. Tại đây Ferdinand Piech đã thúc đẩy phát triển hệ thống dẫn động bốn bánh quattro, giúp xây dựng hình ảnh của Audi như một nhãn hiệu tiên tiến.
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn