Mazda3 và Mazda6 model 2017 khoe tài thoát hiểm qua đường xấu

Trên hệ thống sa hình lắt léo được chuyên gia hãng xe Thaco sắp đặt tại quận 2, TP.HCM vào ngày 30/6, hệ thống Hỗ trợ kiểm soát gia tốc G-Vectoring Control (GVC) chứng tỏ tính năng giữ cân bằng thân xe tốt hơn, tránh va chạm do đánh lái đột ngột nhất là khi xe chạy trên mặt đường trơn trượt.

Mazda3-va-Mazda6-2017-khoe-tai-thoat-hiem-qua-duong-xau-anh-1
 
Nằm trong chuỗi sản phẩm thế hệ mới, Mazda3 và Mazda6 (2017) là hai mẫu xe tiên phong của Mazda sở hữu hệ thống hỗ trợ kiểm soát gia tốc G-Vectoring Control (GVC), nhằm nâng cao sự ổn định, thoải mái và an toàn khi điều khiển. Hệ thống này là một phần trong giải pháp đồng bộ SkyActiv-Vehicle Dynamics nổi tiếng của Mazda, giúp xe vận hành ổn định, tránh tình trạng mất lái khi vào cua cũng như trên đường thẳng. 
 
Công nghệ GVC dựa trên tác động của người vào vô lăng (góc đánh lái, tốc độ đánh lái), hệ thống truyền thông tin trực tiếp đến động cơ, từ đó điều chỉnh mô-men xoắn đầu ra của động cơ một cách cách chủ động, giúp việc điều khiển xe diễn ra nhịp nhàng và chính xác hơn, hạn chế số lần điều chỉnh đến mức tối đa. Hệ thống GVC chủ động hỗ trợ kiểm soát tốc độ của xe, giúp sự thay đổi gia tốc diễn ra không quá đột ngột, nhằm nâng cao sự thăng bằng và ổn định của người ngồi, tạo cảm giác thoải mái khi xe di chuyển.
 
Mazda3-va-Mazda6-2017-khoe-tai-thoat-hiem-qua-duong-xau-anh-2 Mazda3-va-Mazda6-2017-khoe-tai-thoat-hiem-qua-duong-xau-anh-3
 
Theo các chuyên gia từ Mazda, điều làm cho công nghệ GVC trở nên đặc biệt đó là hệ thống phản ứng một cách rất nhanh và chính xác, người lái thường không cảm nhận được khi hệ thống này hoạt động. Người điều khiển xe hoàn toàn không mất đi sự tự nhiên trong quá trình cầm lái. Công nghệ GVC thậm chí hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện mặt đường trơn trượt, ít độ bám như lúc trời mưa hay bề mặt đường xấu. Lưu ý là trên đường chạy sa hình cũng chứng minh yêu cầu kiểm soát tốc độ cũng rất quan trọng. Người lái không nên ỷ lại vào công nghệ GVC mà “mạnh chân ga” mọi lúc mọi nơi vì có thể dẫn đến va chạm. Ví dụ trường hợp tai nạn thường xảy ra khi xe chạy quá tốc độ trên đường đèo dốc, khi chạy vào cua gắt hình chữ U, tùy theo điều kiện mặt đường trải nhựa hay rải đá mi, nước trơn trượt, người lái nên duy trì tốc độ an toàn từ 30 – 40km/h, nếu chạy nhanh hơn thì bất chấp tài xế cố gắng ghì xoay vô lăng để vào cua, xe vẫn bị hiện tượng understeer (thiếu lái) khiến đầu xe bị đẩy xa ra khỏi khúc cua, hệ quả là xe lao xuống vực. Trong trường hợp ngược lại, nếu tài xế nhanh tay đánh lái trước thì lại gặp tình trạng oversteer (thừa lái) khiến đuôi xe văng về phía trước, còn đầu xe đâm vào vách đá hoặc chúi đầu xuống rãnh thoát nước từ vách núi.
 
Mazda3-va-Mazda6-2017-khoe-tai-thoat-hiem-qua-duong-xau-anh-4