Chống ngạt khí khi ngủ trong xe hơi

Không ít trường hợp từng được ghi nhận tử vong vì ngồi chờ thời gian dài hay ngủ trong xe đóng kín và bật điều hòa. Gần đây nhất là vụ việc xảy ra tại tỉnh Bình Định đã cướp đi sinh mạng của hai người ngồi trong xe. Khi cần thiết phải ngủ trong xe nên chú ý những gì?

 
Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về trường hợp bất thường của hai người trên chiếc xe hơi đóng kín cửa ở Bình Định và chuyện 2 đứa trẻ tử vong khi trốn trong cốp ô tô. Nhiều phỏng đoán được đưa ra. Song theo các cơ quan chức năng, nguyên nhân dẫn tới tử vong được xác định do hàm lượng oxi trong xe quá thấp, lượng khí carbon monoxide (CO) quá cao làm hồng cầu trong máu không thể vận chuyển oxy tới các tế bào sống khiến cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh, nếu để lâu có thể dẫn tới tử vong.
 
Có nên ngủ trong ô tô Anh2
 
Cả hai trường hợp trên đều do ngộ độc khí CO vì đóng kín cửa. Nhiều người cho rằng nếu bật điều hòa khi xe đứng yên, sẽ không dẫn đến tình trạng ngạt khí như vậy. 
Thông thường máy lạnh trên xe hơi sẽ có 2 chế độ:
 
- Chỉ làm lạnh không khí trong ô tô: Ưu điểm của chế độ này là không khí trong xe được làm lạnh nhanh và giữ lạnh lâu. Tuy nhiên, không khí trong xe không được làm mới khiến lượng ô xi bị giảm theo thời gian sử dụng.
 
-. Chế độ lấy thêm gió ngoài: Ở chế độ này, khi xe thiếu không khí điều hòa sẽ trực tiếp hút khí xung quanh để bổ sung. Lúc này, không khí xung quanh xe bị bao trùm bởi khí thải từ ống pô xe với hàm lượng CO cao, đặc biệt là trong các khu vực kín: Bãi đỗ xe, garage, khu vực nhà máy…
 
Điều hòa trong ô tô Ảnh1
 
Chính vì vậy, theo các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp bắt buộc phải ngủ trong xe thì tốt hơn hết bạn nên đỗ xe ở nơi thoáng mát, không nên dừng xe ở những đoạn đường hẻo lánh, hạ bớt kính xe hai bên (khoảng 1-2 cm), bật máy lạnh ở chế độ lấy gió ngoài và hẹn giờ đồng hồ báo thức khoảng 45 phút 1 lần… Đối với những người say xỉn tuyện đối không nên ngủ trong xe.
 
Cũng không nên để trẻ em ngủ thời gian dài trên xe bởi khả năng hô hấp của trẻ còn yếu. Hơn thế nữa, trẻ em rất nhạy caorm với nhiệt độ, nếu quá nóng, bé có thể bị nổi rôm, nếu quá lạnh sẽ bị ho và ốm. Môi trường trong xe cũng khá ồn ào khiến giấc ngủ của bé không ổn định.