Opel tố cáo GM đang “vắt sữa” các hãng xe thuộc sở hữu

Quan hệ giữa GM và hãng “con” Opel càng ngày càng xấu, tình trạng thua lỗ vẫn trầm trọng chưa có dấu hiệu phục hồi, GM còn đang loay hoay chưa biết gỡ ra sao. Thì Opel mới đây đã lên tiếng tố cáo chính GM là nguyên nhân khiến họ thất bại, vì lâu nay họ lao động chỉ để GM “vắt sữa”

Trong khi GM còn đang loay hoay với “cục nợ” Opel khi chưa biết tái cấu trúc nó như thế nào. Để cắt giảm thua lỗ, GM đã tính đến chuyện sẽ cắt giảm chi phí một cách tối đa thậm chí thẳng tay đóng cửa những bộ phận làm ăn kém hiệu quả của Opel. Đồng thời vẫn đang cố giữ bằng được thương hiệu này trong tay, không muốn buông bỏ.
 
 
Thì mới đây họ lại bị giáng thêm một đòn với lời tuyên bố của Thomas Sedran, vị Sếp tạm quyền của Opel. Khi ông này “tố” thẳng với báo chí rằng GM từ lâu đã ép buộc họ phải mua linh kiện do chính GM đề xuất với những mức giá trên trời và không phù hợp, lãng phí với nhu cầu của hãng. Đấy cũng được coi như là một trong những lý do khiến cho chi phí sản xuất của Opel tăng cao, lợi nhuận kém và ngày càng thua lỗ. Tình trạng này cho thấy có vẻ như Opel đang cố ý liên tục có những hành động chống đối và tìm mọi cách để đào thoát.
 
Nhà máy sản xuất Opel
 
Trong buổi gặp gỡ với truyền thông, Thomas Sedran liên tục nhắc đi nhắc lại rằng mấu chốt của việc gia tăng lợi nhuận là phải biết tích hợp tối đa chi phí phụ tùng. Nhưng ông cũng nói riêng với tờ Tagesspiegel của Đức rằng: “Tôi muốn cho khách hàng của GM biết rằng, về tổng thể mọi linh kiện phụ tùng mà GM yêu cầu chúng tôi phải mua và lắp trên xe là vô cùng đắt. Trong khi nếu tìm mua từ những nguồn cung cấp khác có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền”
 
 
Một ví dụ mà ông tiết lộ cụ thể nhằm chỉ ra rằng GM đã buộc họ phải mua những thứ hết sức vô lý đó là: “GM đã có những quy định rất bất hợp lý về tiêu chuẩn phụ tùng cho các nhà sản xuất chung thuộc sở hữu của họ trên toàn cầu. Họ yêu cầu bộ phận khởi động xe phải đáp ứng được với thời tiết âm 40 độ C và phải được thử nghiệm ở vùng cực Alaska, nếu không thì chẳng linh kiện nào qua được bài thử nghiệm đó”.
 
Có vẻ như Thomas Sedran có ý ám chỉ rằng mọi lợi nhuận mà Opel đang “nai lưng” tạo ra thực chất đổ ngược hết vào những đơn hàng phụ tùng mà GM đang bán cho họ. Trong khi tiền lãi của mọi doanh nghiệp ô tô nào cũng đều trông vào sự khéo léo trong các khoản chi phí mua linh kiện. Nhưng chẳng có gì đảm bảo rằng những khoản đó sẽ được “Detroit” trả lại cho Opel ở “Rüsselsheim”. GM đã khôn khéo khi dùng doanh thu bán hàng nội bộ để chuyển hết những “lãi lờ” từ khắp nơi về cho họ. Nói cách khác, họ đang “vắt sữa” chúng ta!
 
Ông Thomas Sedran
 
Thực sự nếu những gì Thomas Sedran tố ra là sự thực, thì có vẻ như ông ta hoặc là quá liều lĩnh với sự nghiệp của mình. Bởi bản thân vị trí của Sedran tại Opel cũng chỉ đang tạm thời, chẳng cần thông minh lắm hẳn ông cũng hiểu phần kết của câu chuyện cho cái “ghế” ông đang ngồi. Hoặc cũng có thể Thomas Sedran đã thực hiện theo đúng một kịch bản nào đó.
 
Xoay quanh lời tuyên bố gây sốc của Thomas Sedran tố GM, dư luận đã nảy sinh nhiều ý kiến trái ngược, phần chê ông ta nông nổi không hiểu biết về quy trình toàn cầu hóa, hay thậm chí là về kỹ thuật. Phần lại ủng hộ thực sự có những “khuất tất” bên trong GM, và phần thì tỏ ý nghi ngờ về một kịch bản “phá đám”!?
 
Những ý kiến bênh vực GM thì cho rằng, việc một hãng lớn có tên tuổi như vậy thì đưa ra một quy chuẩn khắt khe chung về linh kiện phụ tùng cho toàn hệ thống là đương nhiên. Điều này cũng tương tự như kế hoạch “One Ford”. Nhằm giúp mọi sản phẩm dù bán ở đâu cũng đạt chất lượng tốt nhất, tuy nhiên xe Ford chỉ là xe Ford. Còn GM lại không phải là Opel, mặc dù tiền nào thì của nấy.
 
Còn những người bênh Sedranthì đưa ra lý luận rằng; chính GM đã từng có 1 tiền lệ về việc này. Mà sự vụ “tố cáo” còn do chính huyền thoại Bob Lutz  - vị Phó chủ tịch kỳ cựu của GM và quyền lực của ngành công nghiệp ô tô mới nghỉ hưu năm ngoái nói ra. Khi mới thôi lãnh đạo GM, trong 1 cuốn sách ông đã viết ra mộtquan điểm tương tự rằng ở GM tồn tại cái lệ trong công tácthiết kế, các kỹ sưhay được thưởng nếu có thể sắp xếpđể dùng được những linh kiện tiêu chuẩncũ cho các hệ thống mà hầu như sẽ không bao giờxảylỗi, vàgần như không có khách hàngnào thèmquan tâm đến. Tất nhiên, Lutz chỉ nói ra điều này khi đãnghỉ hưu mặc dù ông nổi tiếng là người có phong cách nói năng “văng mạng”.
 
Cuối cùng những ý kiến nghi ngờ việc dàn xếp thì cho rằng có lẽ vì Opel đang nhận được lời đề nghị mua lại quá ư là hấp dẫn từ Sergio Marchionne – ông trùm Fiat. Người dám chi rất mạnh tay trong nhiều vụ mua bán sát nhập các hãng xe nhỏ. Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện các tin đồn xoay quanh việc Fiat muốn thâu tóm Opel. Ông lớn về xe hơi của Italia đã cố gắng mua Opel một lần trước đây vào năm 2009 nhưng bất thành, sau đó ông mua lại Chrysler và bắt dầu sinh lời. Gần đây Fiat lại tiếp tục tỏ ý sẵn sàng để mua lại Opel nếu như GM buông tay.
 
Mặc dù cả GM lẫn Fiat đều từ chối bình luận, nhưng Phó Chủ tịch GM Stephen Grisky cho biết GM sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ Opel và nói thương hiệu này là "một phần không thể tách rời của GM trên toàn cầu". Cho dù mức thua lỗ của Opel dự kiến sẽ còn trầm trọng hơn trong năm nay.
 
Trong quan hệ với Opel, hãng “mẹ” GM nắm cổ phần quyết định sở hữu thương hiệu xe Đức có truyền thống từ năm 1862 này. Từ ngày gia nhập với “Ông Lớn” GM năm 1931, hãng xe Opel đã đóng góp rất nhiều thành tựu công nghệ thiết kế và kỹ thuật của Opel cho các dòng sản phẩm chung của xe GM. Tuy nhiên từ khoảng năm 2008, do tình hình kinh doanh chung không hiệu quả, GM trong cơn hấp hối phá sản đã suýt phải bán đi Opel vào năm 2009. Nhưng rồi ban quản trị đã kiên quyết giữ Opel lại. Trong 3 năm trở lại đây cũng đã không ít lần các nhà đầu tư, các hãng xe khác từ Ý, Trung Quốc đều tỏ ý sẵn sàng mua lại thương hiệu xe Đức Opel, hẳn cũng vì nền tảng công nghệ mà họ sở hữu quá quý giá. Nhưng lần nào GM cũng cương quyết từ chối.
 
Đổi lại GM đã buộc phải “cõng” cho Opel khá nhiều chi phí. Trong khi bản thân họ cũng đang phải nỗ lực tái cơ cấu, GM đã mất hơn 14,5 tỷ USD cho chuỗi nhà máy thuộc sở hữu của hãng ở châu Âu trong hơn một thập kỷ qua, trong đó bao gồm cả nhà máy Opel ở Antwerp, Bỉ đã đóng cửa. Còn Opel, khi thị phần ngày càng tụt giảm thua kém tại châu Âu, thì biện pháp mà ban lãnh đạo thông qua các nghiệp đoàn công nhân Opel là liên tiếp gây sức ép đòi GM phải đầu tư nhiều tiền hơn để cứu vãn thị phần đang bị suy giảm.
 
Tuy nhiên trong khi đòi tăng tiền đầu tư để Opel đạt một mục tiêu được cho là quá sức khi muốn chiếm 10% thị phần nội địa. Thì cũng có những nguồn tin cáo buộc họ dùng thủ thuật để làm đẹp báo cáo bán hàng. Opel đã bác bỏ các nguồn tin cho rằng công ty đang chơi trò dối trá trong bán hàng.
Theo một tuyên bố của Trung tâm nghiên cứu xe hơi CAR ở Duisburg, Đức, nhiều xe Opel được đăng ký dưới tên của công ty hoặc các đại lý nhằm “làm đẹp” số liệu bán hàng. Rất nhiều chiếc xe loại này sau đó được bán lại như xe cũ với mức giảm giá lớn. Do đó nếu đánh giá chính xác, thị phần của Opel trong 4 tháng đầu năm 2012 chỉ chiếm 5,8% mà thôi.
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn