Không độc quyền, xăng dầu phải biết mùi cạnh tranh

Chẳng cần các chiến dịch quảng bá hấp dẫn, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam vẫn hút khách vì độc quyền. Nhưng tại nhiều quốc gia khác, mặt hàng thiết yếu này cũng giống như các hàng hóa khác phải lao vào trận chiến marketing nhằm giành giật các “thượng đế” với các quảng cáo độc đáo cũng như mức giá hấp dẫn.

Lợi thế của xăng không nằm ở độc quyền mà là sức mạnh cung cấp cho các ôtô
 
Để vượt qua các đối thủ, hiệu suất luôn là một trong những yếu tố hàng đầu được các hãng kinh doanh mặt hàng này đưa lên quảng cáo
 
Làm bạn với thẻ tín dụng thì khách hàng nào chẳng yên lòng
 
Xăng… “ngon” như sữa bò
 
“Cùng bạn đi hết chặng đua”
 
Muốn thu hút mọi dòng xe, Shell bất chấp mọi mã lực trong mẫu quảng cáo này
 
Hỏi vợ: “Cưới anh nhé” và phiên bản Hỏi xe: “Làm xe của anh nhé”
 
Từ tối qua (7/7), giá xăng tiếp tục nhảy lên mức kỷ lục. Nếu so với mức giá xăng dầu tại Mỹ - nước có mức thu nhập cao hơn Việt Nam (2011) lên tới 31,7 lần thì giá xăng dầu của Việt Nam còn đắt hơn cả Mỹ hơn 4.000đ/lít. Nhưng đợt “đánh úp” này đã không gây quá nhiều bất ngờ như trước bởi người dân đã buộc phải làm quen và cũng thấp thỏm nghe cảnh báo từ những ngày trước đó. Chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn từng nhận định trên Báo Đất Việt rằng đây là câu chuyện muôn thuở của ngành xăng dầu Việt Nam bởi nếu còn duy trì tình trạng độc quyền như hiện nay thì việc giá xăng trong nước sẽ còn tiếp tục tăng cao là điều được dự báo trước. Điều đó cho thấy sau 30 năm nỗ lực chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, ngành xăng dầu vẫn chưa thu được kết quả. Và điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lúc nào cũng thắng, chỉ có người dân là phải chịu thiệt.
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn